Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: "Hà Nội hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến bất kỳ đâu"

"Hà Nội hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến với mọi người, ở bất kỳ đâu" - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định như vậy tại Diễn đàn quốc gia về Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ V
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: "Hà Nội hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến bất kỳ đâu"

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Ảnh: Xuân Phú (ictnews.vn)

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong thời đại số hóa đang đóng vai trò cơ bản, 1 thành phố lớn như Hà Nội bắt buộc phải tìm kiếm các giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề hàng ngày.

Cụ thể, thành phố Hà Nội đã thực hiện cùng lúc nhiều chương trình công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán của địa phương. Trong đó, tập trung xây dựng mối liên hệ giữa các cơ quan ban ngành, ứng dụng số hoá giúp tiết kiệm thời gian, chí phi và nâng cao hiệu quả làm việc với nhân dân và doanh nghiệp. Nhiều chương trình CNTT đã được triển khai trong thực tiễn; đẩy nhanh quá trình số hóa và các dịch vụ thông tin để thúc đẩy tiềm năng kinh tế thông qua hạ tầng thông tin hiện đại.

Chuyển biến tích cực nhất theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội là việc thực hiện chuyển đổi từ đầu tư công sang thuê dịch vụ CNTT. Tại Hà Nội, toàn bộ các hệ thống dịch vụ phục vụ cho chương trình CNTT của thành phố trong nhiều năm qua đã được chuyển sang thuê dịch vụ của các doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn. Thành phố cũng đã huy động các nguồn lực doanh nghiệp CNTT trên địa bàn để phát triển mạnh hạ tầng CNTT, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ sinh thái sáng tạo;...

Hà Nội cũng đã huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ, tích hợp và khai thác các dịch vụ số, ứng dụng tối đa các văn bản điện tử, sử dụng hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu số, tăng ứng dụng trên thiết bị di động, chuẩn hoá công nghệ thông tin cho nhân dân, khuyến khích người dân tăng sử dụng công nghệ số...

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, Bộ Trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã truyền tải thông điệp: "Make in Vietnam" sẽ là tuyên bố của chúng ta: Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam". 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, muốn có các doanh nghiệp công nghệ thì việc tạo ra thị trường có lẽ là quan trọng nhất. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia, nếu Chính phủ mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là cho giai đoạn đầu để sinh ra các công ty công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...