Chủ tịch UBCKNN : TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố để phát triển

Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN, trong bối cảnh thị trường giảm mạnh như hiện tại, nhà đầu tư trong và ngoài nước nên có cái nhìn khách quan để tìm kiếm cơ hội, bởi TTCK Việt Nam vẫn còn đó nh
Chủ tịch UBCKNN : TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố để phát triển

Trong quý 2 vừa qua, TTCK Việt Nam đã có những diễn biến không mấy tích cực khi chỉ số Vn-Index giảm gần 18%, trở thành chỉ số chứng khoán có diễn biến tệ nhất Thế giới.

Bước sang quý 3, diễn biến thị trường vẫn chưa xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực khi các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm sâu, chỉ trong hai phiên giao dịch đầu tháng 7, chỉ số Vn-Index đã mất gần 55 điểm, về mốc 906,01 điểm – mức thấp nhất từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, về trung và dài hạn, TTCK Việt Nam còn đó nhiều yếu tố nền tảng cơ bản để phát triển như kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt thể hiện ở GDP tăng 7,08% trong 6 tháng; giá của các cổ phiếu trong rổ VN30 đã xuống thấp hơn nhiều so với thời điểm đầu năm 2018, nhiều cổ phiếu blue-chips giảm về mức đáy trong vòng hơn 1 năm qua.

Do đó, các nhà đầu tư nên có cái nhìn khách quan về thị trường để tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh thị trường như hiện tại. Trên thực tế, mặc dù 2 phiên giao dịch vừa qua, các chỉ số giảm sâu, thanh khoản yếu, nhưng lực bán ròng vẫn ở mức khiêm tốn.

Lý giải nguyên nhân của đợt giảm mạnh này, ông Dũng cho rằng, có 2 nguy cơ có thể gây tác động kép đến TTCK Việt Na là FED tăng lãi suất điều hành và căng thẳng thương mại quốc tế, nhất là căng thẳng thương mại Mỹ Trung. Không chỉ thị trường Việt Nam mà 2 sự kiện này đã làm chao đảo cả thị trường tài chính thế giới.

Bên cạnh đó, việc các quỹ đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi các thị trường Châu Á cũng khiến TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng, một số quỹ ngoại đã bán bớt danh mục nhằm chốt lời và giữ tiền mặt. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Ngoài ra, thông báo kỷ luật của Ban Kiểm tra Trung ương cuối tuần qua, nên đã cố bán cổ phiểu bằng mọi giá. Trong khi nước ngoài bán khá nhiều và giảm giải ngân mới, thì những phản ứng thái quá của NĐT trong nước cũng gây thêm bất cân đối cung cầu, làm thị trường chứng khoán giảm mạnh trong 2 phiên qua.

 >> Quý II, thị trường chứng khoán Việt “ bốc hơi” hơn 18%

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...