Chưa có chủ trương cuối cùng về thành lập “Siêu ủy ban“

Ủy ban quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chủ trương cuối cùng là thành lập hay không thành lập.
Chưa có chủ trương cuối cùng về thành lập “Siêu ủy ban“

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kì tháng 2 chiều 1/3, báo giới quan tâm đến việc thành lập “Siêu ủy ban” quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, chủ trương thành lập Ủy ban quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chủ trương cuối cùng là thành lập hay không thành lập.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận, trong thời gian vừa qua, việc quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều vấn đề bất cập. Từ thực tế này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, khảo sát, tham khảo các mô hình về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đề xuất một mô hình để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có tờ trình lên Chính phủ, kiến nghị thành lập một Ủy ban, không phải là “Siêu ủy ban” để quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ. Việc này tương đối lớn nên hiện nay Chính phủ dự kiến là trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao hơn nên chưa có quy định về vấn đề này”, Thứ trưởng Đào Xuân Thu cho biết.

Tại phiên họp báo, liên quan đến công tác rà soát các điều kiện kinh doanh trái luật, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đào Xuân Thu cho biết, năm 2016, Chính phủ đã tiến hành 1 đợt và đang tiếp tục làm từng bước.

“Hiện nay Chính phủ đang tiếp tục giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các bộ, ngành rà soát. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục rà soát nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh đầu tư”, Thứ trưởng Đào Xuân Thu thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...