Theo dự thảo Quyết định thành lập, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ VACOD toàn quốc trực thuộc Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD. Câu lạc bộ tập hợp và đại diện cho các doanh nhân trẻ, các tổ chức, người sử dụng lao động và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, tự nguyện thành lập theo quy định của pháp luật.
Tạo điều kiện giao lưu, kết nối giao thương nâng cao ý thức quản lý, nghề nghiệp, tiếp cận thị trường và hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các Hội viên, phát huy mọi khả năng, tiềm lực nhằm ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên trong Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD.
Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ cũng sẽ hỗ trợ và thực hiện theo chỉ đạo từ Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam VACOD. Đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn về quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số đến các doanh nghiệp hội viên.
Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ VACOD toàn quốc toàn quốc sẽ là cầu nối và đầu mối thúc đẩy phát triển quan hệ hội viên với các cơ quan nhà nước, với các tổ chức khác trong và ngoài nước và giữa các hội viên với nhau; thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của hội viên với các tổ chức khác trong và ngoài nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Theo dự kiến, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ VACOD toàn quốc toàn quốc sẽ có 1 Chủ tịch, các phó chủ tịch và 5 ban hoạt động ban đầu gồm Ban Thư ký, Ban Công nghệ, Ban Đào tạo, Ban Đầu tư và xúc tiến thương mại, Ban Phát triển hội viên. Các Uỷ viên Ban Điều hành do Chủ tịch Câu lạc bộ mời tham gia và được chấp thuận (hiệp y) của Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD.
Câu lạc bộ có trụ sở chính đặt tại Văn phòng Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD. Các Văn phòng Điều hành tại các khu vực trên cả nước do Ban lãnh đạo CLB quyết định và đăng ký với Văn phòng Hiệp hội. Câu lạc bộ có ngân sách hoạt động riêng do các Hội viên đóng góp, tài trợ và từ các nguồn thu thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ.
Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ VACOD toàn quốc toàn quốc được sử dụng logo riêng và được phép sử dụng con dấu của Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD trong các giao dịch của mình với các cơ quan, tổ chức khác trong và ngoài nước.
Sau khi được VACOD công bố Quyết định thành lập, Chủ tịch Câu lạc bộ và Ban điều hành có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ, trình Chủ tịch Hiệp Hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD phê chuẩn. Mọi hoạt động của Câu lạc bộ đều phải tuân thủ theo Quy chế của CLB, theo Điều lệ của Hiệp hội và theo các qui định của Pháp luật.
Theo đại diện Ban vận động thành lập Câu lạc bộ, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ VACOD toàn quốc cũng sẽ tổ chức các hội nghị khoa học, kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo thuộc ngành hàng tiêu dùng để thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng, chế tạo, sản xuất thử nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo với các cơ quan nhà nước để trao đổi thông tin và tập hợp ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, công tác nghiên cứu, đào tạo, môi trường kinh doanh và sản phẩm tiêu dùng.
Trong giai đoạn đầu hoạt động, Câu lạc bộ sẽ chủ yếu tham gia đóng góp ý kiến vào công tác xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; chiến lược phát triển Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, chiến lược phát triển các doanh nghiệp trẻ VACOD, nghiên cứu khoa học – công nghệ và sản phẩm tiêu dùng Việt Nam.
Tham gia xây dựng, tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tham gia các hội nghị, các đoàn đàm phán về kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của Nhà nước.
Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, đào tạo để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho Nhà nước, các cơ quan hữu quan về các vấn đề pháp luật, chính sách thương mại phù hợp với quy định của Nhà nước.