Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

Hội thảo "Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững" là một phần trong nỗ lực của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và UN Women nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ tại Việt Nam...

Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

Xác định tầm quan trọng của kinh tế chăm sóc, hội thảo được Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), với sự đồng hành của Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPPG) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức mới đây, tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo thu hút sự tham dự của gần 130 đại biểu là đại diện Lãnh sự quán một số nước tại TP. Hồ Chí Minh, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nhân nữ, các doanh nghiệp, doanh nhân nữ khu vực phía Nam.

Đây là dịp các đại biểu dùng trao đổi về kinh tế chăm sóc, tầm quan trọng của kinh tế chăm sóc; doanh nghiệp thực hành tốt các chính sách chăm sóc thân thiện với gia đình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng, tuân thủ quy định pháp luật lao động và bình đẳng giới và khách hàng có thể tiếp cận; hướng tới xây dựng kinh tế chăm sóc có trách nhiệm giới tại Việt Nam.

Tại sự kiện, bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) chia sẻ, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người ốm, người dễ bị tổn thương và các thành viên trong gia đình là quyền và trách nhiệm chung của mọi người. Đây là yếu tố cần thiết để gia đình, xã hội và nền kinh tế vận hành và phát triển.

Tuy nhiên, ở khắp nơi trên thế giới phụ nữ phải gánh vác khối lượng công việc chăm sóc không trả lương nhiều hơn so với nam giới. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung bình phụ nữ làm công việc chăm sóc không lương nhiều gấp 2,5 lần so với nam giới. Còn tại Việt Nam, phụ nữ dành thời gian làm việc nhà gần gấp đôi so với nam giới.

Trách nhiệm chăm sóc là một trong những lý do chính khiến phụ nữ hạn chế tham gia thị trường lao động. Do thiếu các dịch vụ chăm sóc, nên phụ nữ phải nhận những công việc bấp bênh, không ổn định hay thậm chí phải nghỉ việc. Bên cạnh đó các công việc chăm sóc có trả lương thường do phụ nữ đảm nhận, đa số là phụ nữ di cư, không có điều kiện làm việc tốt, cùng với mức lương thấp và hạn chế trong chế độ bảo hộ lao động và bảo trợ xã hội.

Nếu xem xét sự tham gia đóng góp của phụ nữ cho tất cả các hình thức chăm sóc, thì phụ nữ đã đóng góp tới 11.000 tỷ đô la Mỹ vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi do công việc chăm sóc không được đánh giá cao và sự thiếu đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc, khiến chúng ta bị thụt lùi trong tiến trình đạt được mục tiêu về bình đẳng giới.

Kinh tế chăm sóc không chỉ lĩnh vực kinh tế liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc (được trả lương và không được trả lương) cho con người bao gồm trẻ em, phụ nữ, người già, người bệnh, người khuyết tật... mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của xã hội.

Chia sẻ về tầm quan trọng của việc đầu tư vào kinh tế chăm sóc, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: "Sự phân bổ không cân bằng của các trách nhiệm chăm sóc giữa nam và nữ đang tạo ra những rào cản lớn đối với sự tham gia và phát triển nghề nghiệp của phụ nữ. Đầu tư vào kinh tế chăm sóc không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn là một chiến lược kinh tế quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững".

Xem thêm

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nhân nữ 2025

Sức khỏe tinh thần trong kỷ nguyên số

Chiều ngày 11/3, diễn đàn doanh nhân nữ 2025 với chủ đề “Sức khỏe tinh thần trong kỷ nguyên số - tạo dựng môi trường làm việc bền vững” đã được diễn ra tại Hà Nội...

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…