Chứng khoán Quốc gia trở thành cổ đông lớn tại Nhựa Đồng Nai

Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc gia vừa trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) sau khi hoàn tất giao dịch mua 5 triệu cổ phiếu DNP.
Chứng khoán Quốc gia trở thành cổ đông lớn tại Nhựa Đồng Nai

Sau giao dịch, Chứng khoán Quốc gia nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Đồng Nai từ 1,53% lên 5,65% vốn, tương ứng xấp xỉ 6,2 triệu cổ phiếu.

Tạm tính theo giá chốt phiên giao dịch trở thành cổ đông lớn (ngày 28/12/2021), Chứng khoán Quốc gia chi khoảng 100 tỷ đồng để mua 5 triệu cổ phần Nhựa Đồng Nai.

Ông Hồ Anh Dũng, Tổng giám đốc Chứng khoán Quốc gia đang là Ủy viên HĐQT Nhựa Đồng Nai.

Về giao dịch cổ phiếu, từ tháng 6/2021, hàng loạt lãnh đạo tại Nhựa Đồng Nai đăng ký cũng như bán 637.200 cổ phiếu.

Cụ thể, ngày 21/6/2021, ông Ngô Đức Vũ, Phó Chủ tịch HĐQT hoàn tất bán 520.000 cổ phiếu DNP; ông Trịnh Kiên, Phó tổng giám đốc đăng ký bán 83.700 cổ phiếu trước khi cổ đông Phan Thị Thanh Bình (vợ ông Trịnh Kiên) hoàn tất bán 33.500 cổ phiếu vào đầu tháng 12/2021.

Ngoài ra, cùng ngày 8/12/2021, đã có 2 cổ đông lớn thoái vốn tại công ty này gồm Công ty cổ phần Đầu tư VSD và Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thống Nhất.

Cụ thể, Đầu tư VSD bán gần 8,7 triệu cổ phiếu DNP và giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,88% vốn về 1,92% (tương đương 2,1 triệu cổ phần).

Trong khi đó, Đầu tư châu Á Thống Nhất bán gần 5,6 triệu cổ phiếu DNP và giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,03% vốn về 0,92% (tương đương 1 triệu cổ phần).

Dù vậy, Nhựa Đồng Nai có sự xuất hiện của 2 cổ đông lớn thay thế vị trí của Đầu tư châu Á Thống Nhất và Đầu tư VSD gồm Chứng khoán Quốc gia (như đã nêu trên) và ông Phạm Quốc Khánh sau khi mua 2,3 triệu cổ phần và nâng tỷ lệ nắm giữ từ 4,84% lên 6,96% (tương ứng gần 7,6 triệu cổ phần).

Nhựa Đồng Nai có trụ sở chính tại Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với vốn điều lệ 1.091 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ống nhựa, phụ kiện PPR, PVC, HDPE và các sản phẩm bao bi HDPE.

Doanh nghiệp này có 4 công ty con trực tiếp cùng 21 công ty con gián tiếp và 9 công ty liên kết.

Xem thêm

Thị trường chứng khoán năm 2021 và những điều "chưa bao giờ"

Thị trường chứng khoán năm 2021 và những điều "chưa bao giờ"

Trong khi năm 2021 là một năm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề với GDP chưa đạt đến 3% nhưng thị trường chứng khoán lại ngược chiều xu thế lên đỉnh ngoạn mục cả về điểm số và thanh khoản, cùng với nhiều kỷ lục được thiết lập.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...