Chúng ta đang quên bài học của năm 2008?

"Chúng ta đã để hệ thống tài chính phát triển nhanh hơn các biện pháp bảo vệ mà chúng ta đưa ra trong các cuộc Đại suy thoái và khiến cho hệ thống trở nên rất dễ vỡ và dễ bị tổn thương".
Chúng ta đang quên bài học của năm 2008?

Ba người đàn ông từng đóng một vai trò trung tâm trong phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại rằng đất nước này có thể đang quên những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tồi tệ đó.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Henry Paulson, cùng Timothy Geithner, và cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke đã cùng tham gia một cuộc hội nghị bàn tròn tuần trước để đánh dấu kỷ niệm 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính 2008, tờ New York Times đưa tin.

Paulson là người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ khi cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm ấy, còn Geithner là người đứng đầu Fed chi nhánh New York trong cuộc khủng hoảng, rồi sau đó tiếp quản vị trí đứng đầu Bộ Tài chính từ năm 2009 đến 2013 dưới thời cựu Tổng thống Obama, và Ben Bernanke là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong suốt thời gian đến hết cuộc khủng hoảng.

"Điều quan trọng là mọi người cần phải tập trung vào các bài học đó. Chúng tôi không chắc chắn mọi người nhớ mọi thứ họ cần phải nhớ", Paulson nói.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã dẫn đầu việc nới lỏng Dodd-Frank, đạo luật được thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính để thắt chặt các lỗ hổng trong quản lý tài chính. Đạo luật năm 2010 này được thiết kế để làm cho hệ thống tài chính của Mỹ ổn định hơn và giúp tránh một cuộc khủng hoảng khác.

Các quy tắc chỉ ra rằng các ngân hàng có tài sản hơn 50 tỷ USD được xem là quan trọng về mặt hệ thống, vì thế những tổ chức này đã trở thành đối tượng phải chịu các hạn chế chặt chẽ hơn. Vào tháng 3 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu để mở rộng giới hạn này lên 250 tỷ USD, và than phiền rằng giới hạn dưới đã làm hạn chế việc cho vay. Tuy nhiên, Paulson, Geithner, và Bernanke cảnh báo rằng việc nới lỏng luật này có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

"Chúng ta đã để hệ thống tài chính phát triển nhanh hơn các biện pháp bảo vệ mà chúng ta đưa ra trong các cuộc Đại suy thoái và khiến cho hệ thống trở nên rất dễ vỡ và dễ bị tổn thương", Geithner nêu ý kiến. "Một trong những bài học mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng này nên là bạn cần làm việc rất chăm chỉ để đảm bảo rằng việc phòng thủ của mình được mạnh mẽ", ông cho biết thêm.

Bộ ba này cũng lên tiếng lo ngại về thâm hụt ngân sách lớn ở Mỹ và đống nợ đang phình to ra, mà theo dự kiến sẽ đạt 33 nghìn tỷ USD vào năm 2028. Điều này kết hợp với cái mà họ gọi là hệ thống chính trị "bất thường" của Mỹ có thể gây rắc rối nếu một cuộc khủng hoảng tài chính khác lại tấn công chúng ta một lần nữa, họ lên tiếng.

"Chúng ta cần tìm một cách mang tính chính trị để mang lại cùng một mức độ áp đảo và sức sáng tạo cho hàng loạt những thách thức gây đáng sợ khác mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt", Geithner nói.

 Theo Business Insider

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...