Chuyển giá ở Việt Nam (Bài 2): Những tác động tiêu cực với nền kinh tế

Chuyển giá đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến chính sách quản lý và điều hành nền kinh tế của Chính phủ.

Chuyển giá gây ra tình trạng "lỗ giả", làm thất thu ngân sách nhà nước

Nếu như chuyển giá giữa các công ty liên kết có tác động chính đến thu ngân sách nhà nước, thì việc chuyển giá từ doanh nghiệp FDI có tác động rộng lớn hơn đối với nền kinh tế, chủ yếu là kinh tế của nước nhận vốn FDI. Các tác động chính của chuyển giá tới nền kinh tế của nước nhận vốn FDI bao gồm rất nhiều vấn đề.

Tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là chuyển giá làm thất thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Quy mô các khoản thu ngân sách nhà nước này không nhỏ khi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay đã chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trong tổng kim ngạch nhập khẩu và trong tổng thu ngân sách nhà nước. Không chỉ trốn thuế, các doanh nghiệp FDI dưới hình thức công ty liên doanh còn chiếm đoạt cả vốn và lợi nhuận của phía đối tác trong nước chuyển ra nước ngoài, từ đó tạo ra dòng chảy vốn ngược trở về nước đã xuất khẩu FDI.

Chuyển giá sẽ gây ra tình trạng lỗ giả. Chuyển giá đối với máy móc, thiết bị đầu tư hoặc góp vốn liên doanh và chuyển giá qua việc công ty mẹ ở nước ngoài cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phụ tùng… cho công ty con tại Việt Nam với giá cao, làm cho giá trị vốn đầu tư, giá trị vốn góp tăng cao, dẫn tới thu hồi vốn khống (qua khấu hao), khiến cho doanh nghiệp FDI bị thua lỗ giả tạo, trốn thuế.

Mặt khác, các doanh nghiệp FDI thường mua máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nhằm thực hiện chuyển giá dễ dàng hơn (khi so sánh với máy móc hiện đại thì giá có vẻ thấp hơn, nhưng thực tế so giá trị thật của những thiết bị lạc hậu này thì giá mua lại quá cao). Việc nhập khẩu các máy móc công nghệ cũ, lạc hậu làm cho trình độ phát triển của nền kinh tế đi ngang hoặc đi xuống, sau khi doanh nghiệp FDI kết thúc hoạt động, chuyển giao lại cho Việt Nam thì chỉ còn giá trị là rác thải.

Những hoạt động chuyển giá nêu trên là nguyên nhân chính làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung, sử dụng vốn FDI nói riêng, khiến cho hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) của khu vực FDI rất cao, làm cho hệ số ICOR của cả nền kinh tế tăng cao không hợp lý, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chuyển giá sẽ gây ra tình trạng lỗ giả
Chuyển giá sẽ gây ra tình trạng lỗ giả

Tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và các doanh nghiệp trong nước

Đầu tư FDI một mặt góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao. Tuy nhiên, do chuyển giá nên thị trường trong nước, cả thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng, đều phải chịu mức giá cao bất hợp lý, thậm chí có một số hàng hoá, dịch vụ có mức giá tại Việt Nam còn cao hơn nhiều so với tại các nước trong khu vực.

Mặt khác, giá nhập khẩu cao do chuyển giá còn hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước có sử dụng các nguồn nguyên liệu bị chuyển giá so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, song kim ngạch nhập khẩu cũng tăng không kém, từ đó tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam.

Do chuyển giá là cách thức nhanh nhất để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, giảm số nộp ngân sách nhà nước, nên các doanh nghiệp FDI không quan tâm khai thác, sử dụng các các yếu tố đầu vào từ thị trường trong nước, mà duy trì sử dụng nguồn nhập khẩu. Nói cách khác, doanh nghiệp FDI phát triển, nhưng không kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Công nghiệp phụ trợ không phát triển theo các hoạt động đầu tư nước ngoài, mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp không đạt được như công nghiệp ô tô, điện tử, cơ khí…. Ngược lại, nhiều trường hợp doanh nghiệp FDI còn chèn ép các doanh nghiệp trong nước khi kinh doanh trong cùng ngành nghề.

Trong hơn 30 năm qua dòng vốn FDI đã đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khơi dậy sự đầu tư trong nước và giúp kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Cụ thể, đã góp phần tăng ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực, nổi bật là hoạt động chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách.

Xem thêm

Nghịch lý doanh nghiệp FDI: Càng ưu đãi... càng lỗ?

Nghịch lý doanh nghiệp FDI: Càng ưu đãi... càng lỗ?

Để hạn chế tình trạng trải thảm đỏ thu hút đầu tư, song doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn liên tục báo lỗ. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tự đi trên đôi chân của mình,

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…