Cơ chế đặc thù cho TP.HCM chưa thật sự vượt trội

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM. Các đại biểu Quốc hội đều đặt kỳ vọng vào TP.HCM đột phá, đầu tàu sau 5 năm nữa, khi các cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM đang được các đại biểu thảo luận sẽ kết thúc thời gian thí điểm...
Nghị quyết 54

Nhắc đến những cơ chế đặc thù trong Nghị quyết 54, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nghị quyết này đã tháo gỡ cho thành phố một số vấn đề, tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên một số cơ chế còn chậm áp dụng như dư nợ cho vay đến 90% nhưng mới được 31%, huy động nhân tài, nhà khoa học chưa làm được nhều, huy động nguồn lực cho các nhiệm vụ của thành phố cũng chưa nhiều…

Với mục tiêu TP.HCM phải là đầu tàu kinh tế, thậm chí nghị quyết Đại hội Đảng XIII còn xác định TP.HCM là trung tâm tài chính quốc tế. Theo đó, cần phải tạo điều kiện cho TP.HCM có cơ chế vượt trội, cạnh tranh được với quốc tế, đủ mạnh và đột phá để giúp thành phố phát triển mạnh hơn.

44 chính sách đề cập trong dự thảo nghị quyết, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tập trung vào các trụ cột chính là tạo nguồn lực cho TP.HCM; phân cấp, phân quyền tạo chủ động cho thành phố và quy định một số thủ tục rút gọn trong thực hiện các chính sách.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: "Các cơ chế, chính sách cần tạo nguồn lực lớn hơn cho TP.HCM. Hiện nhu cầu của thành phố rất lớn, ách tắc giao thông, quá tải hạ tầng y tế, xã hội và nhu cầu lớn về đường sắt đô thị chưa thể giải quyết… TP.HCM đang mặc một chiếc áo quá chật, cần nới ra để thành phố phát triển”.

Ông nhấn mạnh cơ chế thí điểm có thời hạn cần khác quy định hiện hành, song với nhóm 27 chính sách mới chưa được quy định trong các văn bản khác hay Nghị quyết 54, cần nghiên cứu kỹ hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định sẽ phối hợp thêm với các chuyên gia để xây dựng các chính sách mạnh nhất đáp ứng yêu cầu của thành phố. “Một số đại biểu nói chính sách còn nhiều quá, chưa trọng tâm, hay chưa đủ mạnh, chưa đột phá. Có ý kiến nên tập trung nguồn lực ODA cho TP.HCM vay khoảng 10 - 20 tỷ USD vay làm các công trình lớn mà trước sau cũng phải làm, nhưng đẩy nhanh lên để tạo động lực mới, cú hích mới cho thành phố”, ông Dũng nói và cho rằng ý kiến này rất đáng suy nghĩ.

Vì hiện tại, nhiều cơ chế, chính sách tạo nguồn thu cho Thành phố còn khá thận trọng, mới là tăng phí, lệ phí, tăng dự nợ.... Nói cho cùng, TP.HCM cần trao các chính sách để phát triển xứng tầm với sứ mệnh mới, không để 5-10 năm tới tổng kết lại không đạt được gì đột phá.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh, sau thời gian thực hiện sẽ có tổng kết; trong quá trình thực hiện sẽ có giảm sát, đánh giá, để cái nào phù hợp thì nhân rộng, luật háo để áp dụng chung.

Thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ sự quan tâm với cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh cần có khuôn khổ pháp lý riêng để tạo cú hích cho thành phố phát triển.

“Một năm thành phố gửi hơn 500 văn bản để xin ý kiến thì không có gì là năng động sáng tạo để phát triển. Theo dự thảo Nghị quyết thì thành phố cũng chỉ có những cơ chế ngang bằng với các tỉnh, thành phố khác, chưa thực sự có cơ chế đặc thù nổi bật”, đại biểu nói và cho rằng 27 cơ chế chính sách vượt trội trong dự thảo đều là cơ chế thử nghiệm đi trước, ông Cường nói.

Trong các cơ chế, chính sách mới được đề xuất trong dự thảo Nghị quyết mới, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng bày tỏ quan tâm nhiều tới vấn đề thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông. Với cơ chế mới này, việc phát triển giao thông cùng với xây dựng các khu đô thị đi kèm khi giải phóng mặt bằng sẽ giúp thành phố xây dựng được những khu đô thị hiện đại, văn minh.

Đại biểu Đào Hồng Vận (đoàn Hưng Yên) ủng hộ cần giải pháp khuyến khích, thúc đẩy TP.HCM phát triển nhưng lưu ý thêm, trao cơ chế cần tăng cường giám sát; cho TP.HCM chủ động nhưng phải giám sát được hoạt động của thành phố, tránh vượt quá tầm kiểm soát.

Lo ngại "thí điểm 5 năm mà đề xuất 44 nội dung dàn trải thì nhiều quá" là vấn đề được đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn Cần Thơ) đặt ra khi thảo luận về nội dung này. Theo e ngại của đại biểu, thời gian chuẩn bị thực hiện những chính sách này đã gần hết 5 năm rồi, nên cần lựa chọn những cái quan trọng và đã rõ để làm.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…