Kiến nghị PVN thay EVN làm chủ đầu tư dự án điện khí Ô Môn 3 và 4

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn...
điện khí

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chuyển 2 dự án điện khí Ô Môn 3 và 4 từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.

Lý giải nguyên nhân cho việc này, theo báo cáo tại cuộc họp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang gặp khó trong vấn đề huy động tài chính. Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc sử dụng nguồn vốn ODA (vốn hợp tác phát triển chính thức) dành cho dự án Ô Môn 3.

Đồng thời EVN cũng đang phải "chật vật" trong việc huy động nguồn vốn vay thương mại cho dự án Ô Môn 4. Điều này khiến các dự án có thể bị chậm so với tiến độ triển khai trong tổng thể chuỗi dự án.  

Bên cạnh đó, cơ chế huy động điện lên lưới phải đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng khí cung cấp, trong khi đó giá thành sản xuất điện khí đang cao hơn giá bán điện của EVN.

"Vì lợi ích đất nước, không thể để chậm mãi thế này được. Phải rõ trách nhiệm của các tập đoàn, bộ, ngành để tháo gỡ hoặc đề xuất hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc", Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Theo phân tích tại cuộc họp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang có những điều kiện thuận lợi về huy động nguồn vốn, năng lực thực hiện. Bên cạnh đó, PVN có thể quản lý thống nhất và vận hành đồng bộ hạ tầng dùng cung của chuỗi dự án.

Phó Thủ tướng giao cho EVN phối hợp chặt chẽ với PVN nhằm khẩn trương chuyển giao toàn bộ kết quả những công việc đã được triển khai, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến hai dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4.

Ngoài ra, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, kỹ thuật trong quá trình chuyển giao hai dự án; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của EVN và PVN; báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn UBND Thành phố Cần Thơ thực hiện đầy đủ quy trình liên quan đến chuyển chủ trương đầu tư hai dự án nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 từ EVN sang PVN.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục, huy động nguồn vốn để nhanh chóng hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu triển khai hai dự án.

Bên cạnh đó, PVN cần tính toán việc phân phối khí trong chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn để tránh được rủi ro cũng như dự phòng các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chuyển nguồn vốn ODA dành cho dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3 từ EVN sang PVN theo đúng quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: "Doanh nhân là người lính thời bình, chiến đấu kiên cường trên mặt trận kinh tế"

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: "Doanh nhân là người lính thời bình, chiến đấu kiên cường trên mặt trận kinh tế"

Chủ trì chương trình “Bữa sáng Doanh nhân” diễn ra đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, TS Nguyễn Hồng Sơn đã có những chia sẻ sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một Việt Nam hùng cường trong kỷ nguyên mới...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Trong nội dung bài viết “Chống lãng phí”, đồng chí Tô Lâm khẳng định, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan toả mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân...

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

Với diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao nhất một tổ chức tài chính quốc tế đưa ra với nền kinh tế Việt Nam năm nay...

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa

Bitexco khẳng định 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan SCB, đề nghị tòa không thu hồi.

Bitexco cho biết 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB hay phát hành trái phiếu. Việc bà Lan bị bắt khiến công ty chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Bitexco yêu cầu tòa án giải tỏa các lệnh phong tỏa và ngăn chặn tài khoản để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ