Cổ đông PNC không thông qua phương án tăng vốn

Lý do mà các cổ đông không thông qua phương án tăng vốn, đó là việc tăng vốn điều lệ quá cao sẽ làm giảm phần trăm tỷ lệ cổ phần của họ nếu họ không mua thêm cổ phần phát hành.
Cổ đông PNC không thông qua phương án tăng vốn

Sáng 13/3, CTCP Văn hóa Phương Nam (PNC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đồng (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018.

Tại đại hội đồng cổ đông lần này, ban lãnh đạo của PNC đã báo cáo cổ đông về kết quả kinh doanh năm 2017 với tình trạng lỗ 66,5 tỷ đồng.

Như vậy, lỗ lũy kế cuối năm 2017 là 107 tỷ đồng. Khoản nợ vay ngắn hạn là 180 tỷ đồng, vượt quá tài sản ngắn hạn đã ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của PNC đạt 510,6 tỷ đồng, giảm so với 527,3 tỷ đồng năm 2016.

Với những khó khăn hiện tại, ông Huỳnh Kim Đảnh, Trưởng Ban kiểm soát PNC, kiến nghị HĐQT và ban điều hành PNC cần có hướng giải quyết sớm đối với khoản nợ vay 7 triệu USD vì rủi ro chênh lệch tỷ giá rất cao.

Bên cạnh hiệu quả hoạt động rất tốt của công ty bán lẻ Phương Nam (PNR), hoạt động sản kinh doanh của Tổng công ty PNC chưa đạt hiệu quả, đề nghị công ty xem xét, phân tích, đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng và có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Tại ĐHĐCĐ , Ban lãnh đạo PNC cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 110,4 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, thông qua việc chào bán cổ phần và ưu tiên cho cổ đông hiện hữu. Giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.

Với phương án này, cổ đông của PNC đã không thông qua việc tăng vốn điều lệ, với tỷ lệ biểu quyết chỉ đạt 57,87% số cổ phần có quyền biểu quyết tại đại hội. Hơn 600.000 cổ phần của đại diện vốn nhà nước tại PNC bỏ phiếu trắng.

Lý do mà các cổ đông không thông qua phương án tăng vốn, đó là việc tăng vốn điều lệ quá cao sẽ làm giảm phần trăm tỷ lệ cổ phần của họ nếu họ không mua thêm cổ phần phát hành.

Tờ trình phương án tăng vốn của PNC không ghi rõ mục đích sử dụng vốn huy động, tuy nhiên Ban lãnh đạo cho biết, nguồn vốn mới cần có để bù đắp lỗ lũy kế và phát triển kinh doanh.

Năm 2018 PNC dự kiến đạt 800 tỷ đồng tổng doanh thu thuần của toàn Công ty, tăng 32% so với năm 2017, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng.

Đứng trước tình hình này, PNC sẽ đưa ra phương án nào khác để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại và thực hiện kế hoạch lãi trước thuế năm 2018 đạt 20 tỷ đồng?

 >> Khả năng hoạt động liên tục của PNC "là không chắc chắn"

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...