Có gì bên trong miếng phô mai ngon nhất thế giới năm 2021 đến từ Tây Ban Nha

Phô mai mềm Olavidia làm từ sữa dê là đặc sản của thị trấn Jaén, ở miền Nam Tây Ban Nha được vinh danh tại cuộc thi World Cheese Awards.

Đây là lần thứ ba, Tây Ban Nha giành lấy chức quan quân của cuộc thi ''Phô mai ngon nhất thế giới''. Lần đầu tiên là vào năm 2008 với loại "Queso Arico" sản xuất tại Tenerife, lần thứ hai là vào năm 2012 với loại ''Manchego'' đặc sản của vùng Albacete.

Năm 2021, loại phô mai có tên Olavidia đã nhận được sự ủng hộ của 250 chuyên viên ẩm thực để vượt qua hơn 4.000 loại phô mai khác để dành chiến thắng chung cuộc.

Loại phô mai dành chiến thắng này được gọi là Olavidia, do một thợ làm phô mai thủ công sử dụng tên thương mại Quesos y Besos (Phô mai và Nụ hôn), đã nhận được 103 phiếu bầu, còn người về đích ở vị trí thứ 2 là một loại phô mai mềm từ Fromagerie Berthaut của Pháp nhận được 98 phiếu bầu.

Giám khảo người Anh, Jason Hinds, đã nói với các giám khảo khác trong hội đồng ngay trước khi họ bỏ phiếu rằng loại pho mát dê này có "kết cấu kem béo ngậy, quyến rũ" và "hương vị tròn trịa và ấm áp".

Là một vùng đất trù phú cùng khí hậu ôn hòa, Jaén, ở miền Nam Tây Ban Nha không chỉ nổi danh bởi phô mai mà đây còn nổi tiếng bởi cây ô liu. Khi trái ô liu được hái xong rồi đem đi ép để lấy dầu, bả trái cây cũng như hạt được phơi khô để làm nhiên liệu.

Nét đặc thù của Olavidia chính là loại phô mai này được ủ thêm với tro của hạt ô liu, để giúp cho phô mai có thêm những nét độc đáo, cả hương lẫn vị. Tro của hạt ô liu đã tạo nên phần sọc đen đáng chú ý ở giữa miếng phô mai.

Có lẽ cũng nhờ vào bí quyết gia truyền ấy cũng như lối chế biến rất thủ công mà công ty mang tên ''Quesos y Besos'' của bà Silvia Palaez đã tạo ra loại phô mai ngon nhất thế giới năm 2021.

2 nhà sáng lập Silvia Peláez và Paco Romero.

Silvia Pelaez, một chủ sở hữu của nhà sản xuất pho mát thắng cuộc, cho biết, “Chúng tôi là một nhà sản xuất pho mát nhỏ khiêm tốn ở Jaen,” một thành phố ở miền nam Tây Ban Nha nổi tiếng với ô liu được xuất khẩu rộng rãi. Pelaez nói và cho biết thêm rằng nhà sản xuất pho mát của họ có tên chính thức là Lacteos Romero Pelaez chỉ có sáu nhân viên làm việc và sự chăm chỉ hằng ngày của họ đã nhận về phần thưởng xứng đáng.

Loại phô mai dê này có phần sọc đen đáng chú ý ở giữa và các nhà tổ chức cuộc thi cho biết miếng phô mai được làm chín với nấm men penicillium và tro đá ô liu, còn một số ý kiến khác cho rằng đó là vết tích của tro đen.

Phô mai dê mềm Olavidia được ủ chín đặc biệt với Penecilium và Geotrichum candidum, muối khô và ủ trung bình 15-20 ngày tạo nên sự khác biệt so với những loại phô mai cứng đặc trưng của Tây Ban Nha.

Mùi nấm rừng nổi bật, mạnh mẽ với nền sữa dê mềm cùng kết cấu nửa mềm và kem đã thuyết phục được ban giám khảo cuộc thi World Cheese Awards.

Olavidia được đóng gói hình vuông với khối lượng 250 - 300 gram có giá khoảng 9,5 EURO.

Xét về khối lượng sản xuất, phô mai Olavidia chưa bằng một phần mười so với các công ty khác của Pháp, Hà Lan, Ý hay Thụy Sĩ thường xuyên có mặt trên bảng vàng các kỳ thi ''ẩm thực'' quốc tế, nhưng Tây Ban Nha một lần nữa đã tạo ra được cú đột phá bất ngờ.

Cuộc thi quốc tế World Cheese Awards lần thứ 33 cũng khá hồi hộp, sôi nổi do năm nay đạt kỷ lục về số lượng phô mai tham gia (4.078 loại).

Hàng ngàn loại phô mai được chia thành 88 bàn, dành để thưởng thức và đánh giá. Ban giám khảo gổm 250 thành viên và mỗi người phải nếm thử 45 loại phô mai khác nhau. 16 loại phô mai được nhiều giám khảo cùng chấm điểm cao nhất lọt vào chung kết để tranh danh hiệu ''Phô mai ngon nhất thế giới'' trong năm.