“Cỗ máy” cắt xén điều kiện kinh doanh hiện hình

Sự bất an của giới kinh doanh với các cam kết cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành có nguyên do từ việc thiếu bộ tiêu chí đánh giá.
“Cỗ máy” cắt xén điều kiện kinh doanh hiện hình

Nghi ngờ cả... bộ trưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã phải lên tiếng giải thích về con số 675 điều kiện kinh doanh có trong danh sách đề xuất cắt giảm mà Bộ Công thương vừa công bố.

“Đừng nhìn vào các con số mà nhìn vào thực tế. 675, 700 thậm chí 1.000 – con số đó chẳng nói lên điều gì cả”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh gửi thông điệp khá rõ ràng từ cuộc họp của Bộ này về việc rà soát các điều kiện kinh doanh thuộc diện sẽ phải cắt giảm.

Trước đó, ngay sau khi Bộ Công thương công bố con số trên, nhiều doanh nghiệp, thậm chí cả các nhà nghiên cứu cũng bày tỏ sự nghi ngờ.

Từ khoảng 300 điều kiện kinh doanh vào thời điểm 2000-2003, đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra con số chưa đầy đù là 4.300 điều kiện kinh doanh. VCCI còn đưa con số lớn hơn, trên 5.000.

Có hai lý do chính. Một là, con số này chiếm tới 55% tổng số điều kiện kinh doanh trong ngành công thương. Trong số này, có khá nhiều điều kiện đã được doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ mấy năm nay, như điều kiện kinh doanh khí, nhưng chưa được.

Hơn thế, ngay trong danh mục đã được công bố, nhiều điều kiện được liệt vào danh sách cắt bỏ nhờ việc cắt bỏ quy định và dẫn chiếu sang văn bản khác, có nghĩa là điều kiện kinh doanh không thay đổi.

Hai là, việc bãi bỏ số lượng lớn điều kiện kinh doanh sẽ kéo theo yêu cầu sửa đổi, thậm chí là thay đổi hàng loạt văn bản pháp lý liên quan. Việc này thì không thể làm được nếu chỉ đứng ở góc độ của Bộ Công thương.

Thực ra, người đứng đầu Bộ Công thương cũng thừa nhận thực tế này khi khẳng định, con số có thể cao hơn hoặc cũng có thể thấp hơn.

“Điều đó không quan trọng mà quan trọng nhất là việc cắt giảm ấy có đi vào thực chất hay không có tạo điều kiện thuận lợi cũng như gỡ khó cho doanh nghiệp hay không. Cắt giảm là thực chất chứ không phải đưa các con số ra cho đẹp”, Bộ trưởng Bộ Công thương trấn an những nghi ngờ.

Khó tin vì thiếu tiêu chí

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, trong bối cảnh các quy định về điều kiện kinh doanh hiện tại, thì không chỉ Bộ Công thương mà bất cứ bộ nào cũng sẽ rơi vào tình thế bị đặt câu hỏi về tính khả thi với các đề xuất cắt bỏ điều kiện kinh doanh.

“Các đề xuất bãi bỏ điều kiện kinh doanh của CIEM hay của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn ở góc độ nghiên cứu khoa học, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Điều này khiến bất cứ các đề xuất bãi bỏ nào cũng dễ vấp phải tranh cãi”, ông Hiếu nó.

Ngay trong cuộc làm việc mới nhất tại Bộ Công thương về vấn đề này, khi VCCI và đại diện Bộ Tư pháp đặt câu hỏi tại sao Bộ Công Thương không sớm sửa đổi điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định "không phải chúng tôi không làm mà là sẽ làm sau khi có sự rà soát, xem xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ bởi xăng dầu là một lĩnh vực có đặc trưng rất riêng, liên quan đến các các thành phần, lĩnh vực kinh tế của đất nước.

Thậm chí, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Phó phòng Xây dựng Pháp Luật – Ban Pháp chế (VCC) còn băn khoăn về kế hoạch cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh trong thời gian tới sẽ được thực hiện như thế nào; quá trình chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ triển khai từ bao giờ và thực hiện ra sao.

Việc tranh cãi này thực chất đã kéo dài suốt 17 năm qua, kể từ khi việc cắt giảm giấy phép con được Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư xới lên vào năm 2000.

Ngay từ đầu, mục tiêu cua việc này là cải thiện chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh; nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Trong giai đoạn 2000-2003, chỉ khoảng 160 giấy phép con được bãi bỏ. Nhưng từ khoảng 300 điều kiện kinh doanh vào thời điểm đó, đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra con số chưa đầy đù là 4.300 điều kiện kinh doanh. VCCI còn đưa con số lớn hơn, trên 5.000.

“Hầu như chưa có thêm một kết quả đáng kể nào về cải cách quy định về điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh trong hơn 10 năm qua. Nguyên nhân theo tôi là không có tiêu chí đánh giá được thống nhất và sử dụng như công cụ rà soát, giám sát và cả đề xuất điều kiện kinh doanh”, ông Hiếu nhận định.

Những tác động tiêu cực và bất cập của quy định về điều kiện kinh doanh kéo dài khiến rất khó tạo được niềm tin của doanh nghiệp trong nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh.

Đề xuất công cụ “cắt xén”

Năm 1980, Thụy Điển ban hành một “đạo luật cắt xén”, giúp bãi bỏ hàng trăm quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ, ở lĩnh vực giáo dục, đã bãi bỏ gần 90% các quy định. Đồng thời đạo “luật cắn xén” với cơ chế đăng ký quy định còn giúp làm giảm tốc độ ban hành quy định mới.

Quy định về điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh là một công cụ quản lý nhà nước, tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Các quy định về điều kiện kinh doanh hợp lý sẽ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, duy trì trật tự và cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Ngược lại, những qui định không hợp lý sẽ tạo rào cản và gia tăng chi phí và rủi ro cho hoạt động kinh doanh, tạo cạnh tranh không lành mạnh và cản trở phát triển.

Chính vì lý do này, ngay từ những năm 1970 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các cuộc cải cách qui định về điều kiện kinh doanh mạnh mẽ nhằm loại bỏ những qui định gây cản trở cho hoạt động kinh doanh.

Theo tài liệu của OECD, vào năm 1980, Thụy Điển ban hành một “đạo luật cắt xén”, giúp bãi bỏ hàng trăm quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ, ở lĩnh vực giáo dục, đã bãi bỏ gần 90% các quy định. Đồng thời đạo “luật cắn xén” với cơ chế đăng ký quy định còn giúp làm giảm tốc độ ban hành quy định mới.

Ở Hàn Quốc, vào giai đoạn 1997-1998, Ủy ban cải cách pháp luật đã áp dụng phương pháp “máy chém” (dưới hình thức một sắc lệnh của Tổng thống) để cắt giảm quy định; họ buộc các cơ quan nhà nước phải chứng minh sự cần thiết của quy chế hành chính, nếu không chứng minh được thì quy chế đó sẽ đương nhiên bị hủy bỏ.

Nhờ một cuộc triệt để như vậy, trong vòng gần 2 năm, Hàn Quốc đã hủy bỏ gần một phần hai số quy chế hành chính, từ số lượng 11.125 quy chế vào đầu năm 1998 đã giảm xuống còn 6.308 quy chế vào cuối năm 1999, chưa kể 2.411 quy chế được sửa đổi.

“Chúng tôi đang đề xuất công cụ tương tự, đó là xây dựng bộ tiêu chí thống nhất về ngành nghề kinh doanh có điều kiệ và điều kiện. Bộ tiêu chí này phải đủ chi tiết, đủ cụ thể để mọi bên đều có thể dễ dàng áp dụng và đánh giá được, xác định được ngay đâu là điều kiện kinh doanh không cần thiết”, ông Hiếu nói.

Trong Dự thảo lần 1 đang được Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đưa ra lấy ý kiến, bộ tiêu chí được quy định gồm thế nào là một quy định về điều kiện kinh doanh tốt với các nội hàm cùa từng tiêu chí.

Theo thông lệ quốc tế tốt, thì quy định về điều kiện kinh doanh tốt phải là không hạn chế cạnh tranh, không tạo rào cản ra nhập thị trường, không hạn chế sáng tạo, không tác động bất lợi đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.

Thứ hai, Tổ công tác cho rằng, cần áp dụng thêm quy trình soạn thảo, thẩm tra, thẩm định dự thảo về điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn so với soạn thảo văn bản thông thường.

“Chúng tôi cũng đề nghị xem xét áp dụng một số nguyên tắc kiểm soát ban hành mới điều kiện kinh doanh, như nguyên tắc “một đổi một” ở Canada – nếu đưa ra một điều kiện mới thì phải bãi bỏ một điều kiện hiện hành; hay nguyên tắc miễn áp dụng điều kiện kinh doanh mới làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp hiện hành hoặc nhà nước phải hỗ trợ cho doanh nghiệp chi phí tuân thủ tăng lên”, ông Hiếu cho biết.

5 nguyên tắc điều kiện kinh doanh phải tuân thủ:

1. Tôn trọng quyền tự do kinh doanh và sáng tạo của người dân, doanh nghiệp.

2. Không được soạn thảo và ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế quyền tự do kinh doanh, sáng tạo và hạn chế cạnh tranh.

3. Quy định về điều kiện kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về sự cần thiết, hiệu lực, hiệu quả, hợp lý, đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, chính xác và dễ hiểu theo quy định tại Nghị định này.

4. Trường hợp quy định về điều kiện kinh doanh thiếu rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì áp dụng theo hiểu lợi nhất cho doanh nghiệp.

5. Trường hợp bổ sung, sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp đang kinh doanh phải đầu tư thêm để đảm bảo tuân thủ quy định mới về điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp đó được miễn áp dụng hoặc phải được hỗ trợ tài chính để đảm bảo tuân thủ quy định mới đó.

Nguồn: Dự thảo Nghị định về kiểm soát các quy định về điều kiện kinh

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…