Cổ phần hóa Vicem, trì hoãn đến bao giờ?

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của riêng công ty mẹ. Kết quả nửa đầu năm 2016, Vicem lỗ 226,3 tỷ đồng với “đóng góp” chủ yếu từ riêng q
Cổ phần hóa Vicem, trì hoãn đến bao giờ?

Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, doanh thu nửa đầu năm của Công ty mẹ Vicem đến từ 2 nguồn chính: doanh thu bán hàng hóa (149 tỷ đồng) và phí tư vấn cho các đơn vị thành viên (179 tỷ đồng).

Trong 336,6 tỷ đồng doanh thu thuần, có tới 333,8 tỷ đồng đến từ các bên liên quan. Những tưởng hoạt động vô cùng đơn giản ấy khiến Công ty mẹ Vicem không thể thua lỗ, nhưng kết quả kinh doanh của Vicem lại hoàn toàn trái ngược.

Oằn mình gánh lỗ cho công ty con

Chi phí tài chính của Vicem 6 tháng đầu năm lên tới 646 tỷ đồng, trong đó 641 tỷ đồng là dự phòng giảm giá khoản đầu tư tài chính dài hạn. Báo cáo tài chính 6 tháng của Vicem không chỉ rõ khoản đầu tư đen đủi đó, tuy nhiên không khó để tìm ra 2 “đứa con hư hỏng” khiến Vicem thua lỗ.

Năm 2015, Vicem đã phải trích lập dự phòng tới 872 tỷ đồng, chủ yếu cho các khoản lỗ và tổn thất tài chính của 2 công ty con mà Vicem nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp.

Với dự phòng khủng, năm 2015 Công ty mẹ Vicem lãi sau thuế 104 tỷ đồng trên tổng doanh thu 1.450 tỷ đồng (doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính). Giá gốc khoản đầu tư của Vicem vào Vicem Hải Phòng và Vicem Tam Điệp lần lượt là 1.021 tỷ đồng và 1.132 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý II năm nay, Vicem đã dự phòng 34,6% giá trị khoản đầu tư vào Vicem Hải Phòng (372 tỷ đồng) và 97,2% đối với Vicem Tam Điệp (1.101 tỷ đồng).

Trong 3 công ty con 100% vốn của Vicem, Vicem Hoàng Thạch là đơn vị duy nhất khiến Vicem tạm yên tâm khi chưa một lần phải trích lập dự phòng. Giá trị khoản đầu tư của Vicem vào đơn vị này lên tới 1.323 tỷ đồng, là khoản đầu tư lớn nhất vào công ty con của Vicem. Không công khai các khoản lỗ từ Vicem Hải Phòng và Vicem Tam Điệp, tuy nhiên, căn cứ vào giá trị các khoản trích lập dự phòng, có thể thấy tình hình kinh doanh bi đát tại các đơn vị trực thuộc này.

Trong khi phải gánh lỗ từ công ty con, Vicem may mắn được hái quả ngọt từ các công ty liên kết liên doanh. Lợi nhuận được chia từ các đơn vị này nửa đầu năm 2016 đạt 312 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 177 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015.

Cổ phần hóa gặp khó

Với một doanh nghiệp có quy mô “cồng kềnh”, cộng với những vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều, việc cổ phần hóa Vicem sẽ còn phải trì hoãn chưa biết đến bao giờ.

 Kế hoạch cổ phần hóa Vicem đã được thông qua từ năm 2014 cùng với các tổng công ty khác thuộc Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, vì “bận” tái cơ cấu các công ty con, đến nay việc cổ phần hóa Vicem vẫn chưa được tiến hành.

Việc lùi thời gian cổ phần hóa Vicem thực ra gắn liền với tên tuổi Xi măng Sông Thao và Xi măng Hạ Long. Đây là 2 đơn vị mà Vicem nhận từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Sông Đà, những “anh em” đến từ Bộ Xây dựng. Chính 2 đơn vị này sau khi “đá bóng” sang Vicem, đến nay vẫn chưa hoàn tất cổ phần hóa. Như vậy, cả 3 đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng đều bị công ty con cản trở quá trình cổ phần hóa.

Được biết, Xi măng Hạ Long về với Vicem với khoản lỗ lên tới 3.000 tỷ đồng, Xi măng Sông Thao lỗ 500 tỷ đồng. Tính đến cuối quý II/2016, Vicem đã trích lập dự phòng toàn bộ 645 tỷ đồng đầu tư vào Xi măng Hạ Long.

Theo số liệu mới được công bố, sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2016 được dự báo tăng so với năm 2015 (đạt khoảng 60 triệu tấn, tăng 3,5 triệu tấn), tuy nhiên các nhà máy cũng không thể hoạt động hết công suất do cung vượt cầu. Khó khăn của ngành xi măng nói chung, Vicem nói riêng, chung quy đến từ thị trường xi măng ít nhiều ảm đạm.

 Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xi măng. Sắp tới, khi thêm 6 dây chuyền sản xuất mới đi vào vận hành, vị trí này có thể thay đổi lên thứ 3 hoặc thứ 4, theo dự báo của Bộ Xây dựng. Tính đến cuối quý II năm nay, vốn điều lệ của Vicem đạt 13.005 tỷ đồng. Cổ phần hóa không đồng nghĩa với việc thoái hết vốn nhà nước.

Tuy nhiên với một doanh nghiệp có quy mô “cồng kềnh”, cộng với những vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều, việc cổ phần hóa Vicem sẽ còn phải trì hoãn chưa biết đến bao giờ.

Theo Đan Nguyên/Báo Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...