Cổ phiếu HPG rớt giá, ông Trần Đình Long mất danh vị "tỷ phú đô la"

Với việc cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát rơi từ đỉnh 48.000 đồng xuống còn 34.200 đồng/cp khiến tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long cũng chỉ còn 18.296 tỷ đồng và khiến ông mất danh
Cổ phiếu HPG rớt giá, ông Trần Đình Long mất danh vị "tỷ phú đô la"

Theo cập nhật danh sách tỷ phú đến tháng 12/2018 của Forbes, Việt Nam có 3 đại diện là ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet) và ông Trần Bá Dương. 

Như vậy, ông chủ Hòa Phát đã bị 'rớt' khỏi danh sách tỷ phú Forbes. Trước đó, hồi tháng 3/2018, ông Trần Đình Long được định giá có khối tài sản trị giá 1,3 tỷ USD, là người giàu thứ 1.756 trên thế giới.

Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây, cổ phiếu Hòa Phát đã giảm giá mạnh khiến khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Long sụt giảm mạnh. Tính đến đầu giờ sáng nay, HPG đang giao dịch ở mức 34.200 đồng mỗi cổ phiếu.

Tính từ thời điểm ngày 6/3 Forbes công bố danh sách người giàu thế giới 2018, cổ phiếu HPG đã giảm 11.440 đồng mỗi cổ phiếu (gần 25% giá trị), khiến tài sản của ông Long chỉ còn khoảng 18.296 tỷ đồng (tương ứng hơn 534 triệu cổ phiếu, 25,15%).

Trước đó, hồi tháng tháng 2- tháng 3/2018, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng mạnh mẽ từ ngưỡng giá dưới 30.000 đồng hồi đầu cuối năm 2017 lên 48.000 đồng/cp, tương ứng mức tăng 60% trong khoảng hơn 2 tháng.

Nguyên nhân sự sụt giảm này do nhiều yếu tố. Trong đó có ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, khi Việt Nam nằm trong danh sách bị đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 5/2018.

Cùng với đó, thông tin thị trường bất động sản giảm tốc đã khiến kỳ vọng vào ngành thép của nhà đầu tư giảm sút.

Tuy rằng, kết quả kinh doanh của Hòa Phát trong cả 3 quý đầu năm vẫn thể hiện mức tăng trưởng đáng nể với gần 42.000 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước nhưng đầu tư, nhất là đầu tư cơ bản người ta nhìn vào tương lai nhiều hơn quá khứ. Bức tranh tối màu của ngành thép cùng với dư nợ đang ở ngưỡng cao của Hòa Phát đã khiến cổ phiếu rơi từ đỉnh 48.000 đồng hồi tháng 3/2018 còn 33.200 đồng/cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

Cơn sốt đầu tư: Những "cỗ máy in tiền" đánh bại vàng

Cơn sốt đầu tư: Những "cỗ máy in tiền" đánh bại vàng

Bước sang năm 2025, giá vàng chứng kiến một cơn sốt mới khi tăng tới 17%, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư. Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán Việt Nam, các mã cổ phiếu thuộc nhóm khoáng sản, năng lượng lại trở thành ngôi sao thực sự, vượt xa lãi suất của vàng với mức tăng kỷ lục...

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cổ phiếu TPB và ORS lao dốc do loạt thông tin tiêu cực về Helios, Bamboo Capital và R&H Group, những tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau...

Nỗi lo suy thoái bao trùm Phố Wall

Chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh sau cuộc họp Fed

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào thứ Tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất. Cả Fed và Phố Wall đều đang theo dõi tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế và lạm phát…

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...