Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành tăng giá, khối ngoại ồ ạt bán ròng

Trong tuần giao dịch vừa qua (4/12 - 8/12), thị trường chứng khoán ghi nhận 25 mã cổ phiếu ngân hàng tăng, 2 mã đứng giá và không có mã nào giảm…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành tăng giá, khối ngoại ồ ạt bán ròng
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành tăng giá, khối ngoại ồ ạt bán ròng

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua (4/12 - 8/12) tiếp tục chìm đắm trong sắc xanh với 25 mã tăng giá và có đến 2 mã đứng giá, nhưng không có mã nào giảm.

Trong đó, mã LPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) với mức tăng mạnh 6,9%, theo đó trở lại vùng giá thời điểm đầu tháng 9/2023. Ngoại trừ phiên đầu tuần đứng giá, cả 4 phiên sau này cổ phiếu LPB đều tăng tốt và kết tuần tại mức giá 16.350 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, BID của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng là mã cổ phiếu ngân hàng có đà tăng ấn tượng trong tuần qua với mức tăng lên đến 6,3%, đóng cửa tại mức giá 41.900 đồng/cổ phiếu. Là cổ phiếu có vốn hóa lớn, với mức tăng này, BID là mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số VN-Index tuần qua tính theo số lượng cổ phiếu lưu hành.

Một mã cổ phiếu ngân hàng quốc doanh khác là CTG cũng ghi nhận diễn biến tích cực khi tăng đến 2,3% và đạt mức 26.900 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, “ông lớn” VCB lại có phần kém tích cực hơn và là mã duy nhất trong ngành đứng giá trong tuần giao dịch qua, tiếp tục giữ ở mức giá 85.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài VCB, cổ phiếu SSB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) cũng đi ngang so với tuần trước, kết tuần ở mức 22.700 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, 3 mã cổ phiếu OCB, EIB, TCB cũng có màn tăng giá nỗ lực, với mức tăng lần lượt là 5,6%, 4,4%, 4%. Ngoài ra, những cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn kết tuần trong sắc xanh trong tuần giao dịch qua còn có các mã: HDB (+3%); STB (+2,5%); MBB (+2,2%); VIB (+2,1%); ACB (+2,1%); MSB (+2%); VPB (+1,6%); SHB (+1,4%).

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến tích cực trong tuần như: NVB (+3,7%); NAB (+2,8%); TPB (+2%); BVB (+1,9%); ABB (+1,8%); BAB (+1,6%); SHB (+1,4%); VAB (+1,3%); KLB (+1,2%); SGB (+0,1%); PGB (+0,1%), VBB (+0,1).

Trong tuần qua, thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã quay trở lại trong tuần này với hơn 828 triệu cổ phiếu được sang tay, tương ứng với tổng giá trị là 16.710 tỷ đồng, tăng 37% so với tuần trước đó.

Đứng ở vị trí dẫn đầu tiếp tục là STB và TCB với giá trị giao dịch lần lượt đạt 2.79 tỷ và 2.296 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tuần trước đó. Thanh khoản của VPB và SHB tăng trở lại với mức 1.500 tỷ và 1.390 tỷ đồng, xấp xỉ gấp đôi tuần trước. Giá trị giao dịch EIB giảm nhẹ 120 tỷ xuống còn 1.592 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tuần này còn có MBB cũng đạt mức giao dịch trên 1.000 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2023-12-11-luc-054904-3592.png
Thay đổi giá trong tuần giao dịch (4/12 - 8/12)

Tuần qua, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến đà bán ròng “rất rát” từ phía nhà đầu tư. Tính chung cả trên sàn HOSE, khối ngoại đã bán ròng hơn 4.600 tỷ đồng các mã, trong khi chỉ mua ròng 686 tỷ đồng. Riêng đối với cổ phiếu ngân hàng, khối ngoại đã bán ròng 300 tỷ đồng cổ phiếu STB. Ngoài ra, còn bán ròng 131 tỷ đồng SHB, 117 tỷ đồng VPB và 112 tỷ đồng VCB.

Trong khi đó, nhóm tự doanh vẫn mua ròng 71 tỷ đồng cổ phiếu TCB và 19 tỷ đồng TPB. Ở chiều ngược lại, bán ròng 35 tỷ đồng MBB, 34 tỷ đồng STB và 23 tỷ đồng ACB.

Về những sự kiện nổi bật trong ngành ngân hàng tuần qua, sáng ngày 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng. Nghiêm cấm việc mở rộng room tín dụng và dành lãi suất thấp cho thành viên ban lãnh đạo ngân hàng.

Về những nội dung đáng chú ý khác, vừa qua, ngân hàng HDBank cho biết đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn điều lệ thêm tối đa 200 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Theo đó, vốn điều lệ của HDBank sẽ được nâng từ 29.076 tỷ đồng lên 29.276 tỷ đồng. Như vậy, HDBank đã hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ đã đề ra trong Đại hội đồng cổ đông năm 2023.

Đồng thời, HDBank cho biết đã đăng ký bán ra 3,27 triệu cổ phiếu VJC trong giai đoạn từ ngày 11/12/2023 đến 9/1/2024 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau khi giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu VJC trong tay HDBank sẽ giảm từ 10,81 triệu xuống còn 7,54 triệu cổ phiếu, tương đương 1,39% vốn của Vietjet.

Ngân hàng BIDV vừa công bố sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 30/1/2024 tại Hà Nội nhằm thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của đại hội. Ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông tham dự là ngày 29/12/2023. Nội dung chi tiết của cuộc họp chưa được công bố.

Trong khi đó, ngân hàng Bac A Bank vừa có nghị quyết triển khai việc tăng vốn điều lệ đợt 1 năm 2023 thông qua phát hành cổ phần phổ thông để chi trả cổ tức.

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 62,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng với tỷ lệ 7,5%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 625 tỷ đồng. Số cổ phiếu phổ thông phát hành để trả cổ tức cho cổ đông không bị hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn thực hiện được lấy từ từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế năm 2023 của ngân hàng sau khi đã trích lập các quỹ, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Xem thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Thống đốc NHNN: Sẽ xem xét kéo dài Thông tư 02 về giãn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng Nhà nước đang rà soát sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật và vẫn dựa trên nguyên tắc tháo gỡ khó khăn nhưng phải quản lý chặt chẽ rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với đề nghị kéo dài thời gian Thông tư 02, Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét đánh giá nghiên cứu...

91% cảnh báo lừa đảo liên quan đến lĩnh vực ngân hàng - tài chính

91% cảnh báo lừa đảo liên quan đến lĩnh vực ngân hàng - tài chính

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được hơn 15.900 phản ánh về trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam gửi đến qua các hệ thống cảnh báo, trong đó hơn 91% cảnh báo này liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...