Cổ phiếu ngành bán lẻ đang đi đúng dự đoán của các báo cáo phân tích

Đúng như báo cáo phân tích của các CTCK nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc của doanh nghiệp mà nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ đang ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn trên sàn chứng khoán, xứng đáng được lựa chọn để “chọn mặt, gửi tiền”.
Cổ phiếu ngành bán lẻ đang đi đúng dự đoán của các báo cáo phân tích

Hiện, cổ phiếu MWG đang giao dịch tại mức giá 112.000 đồng/cp, tăng gần 31% so với mức 85.530 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi đầu năm, vốn hóa thị trường đạt gần 49.6000 tỷ đồng. Trước đó, hồi cuối tháng 9, cổ phiếu MWG đã đạt mức giá 128.000 đồng/cp.

Theo đánh giá của nhiều công ty chứng khoán, mức giá hiện tại vẫn chưa phản ánh được hết giá trị thực của cổ phiếu MWG. Trong một động thái cách đây không lâu, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã bất ngờ nâng giá mục tiêu mỗi cổ phiếu MWG thêm tới 31%, lên 215.000 đồng/cp.

Cơ sở của việc nâng mạnh giá mục tiêu lần này là VCSC nâng dự báo lãi ròng các năm 2019, 2020, 2021 thêm lần lượt 5%, 12%, 15%, xuất phát từ việc tăng giả định doanh số/cửa hàng của chuỗi siêu thị mini và cập nhật mô hình định giá.

Tương tự, cổ phiếu PNJ cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao từ vùng giá 66.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) lên mức 83.000 đồng/cp như hiện nay, tương đương mức tăng gần 26% kể từ đầu năm.

Hồi giữa tháng 8, cổ phiếu PNJ đã chinh phục thành công ngưỡng 87.000 đồng/cp, nhưng sau đó đã điều chỉnh về mức giá hiện nay. Nguyên nhân có thể đến từ việc điều chỉnh kỹ thuật, một phần cũng có thể đến từ việc thị trường thiếu tích cực trong thời gian qua.

Chứng khoán ACB (ACBS) mới đây đã đưa ra mức giá mục tiêu cho cổ phiếu PNJ tại mức 95.988 đồng/cp vào cuối năm 2020, tương đương tổng tỷ suất sinh lợi đạt 17,4%, đồng thời duy trì khuyến nghị mua và chuyển giá mục tiêu sang năm tới.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu FRT từng một thời là “hàng hot” trên sàn OTC đã liên tiếp lao dốc kể từ khi lên sàn chứng khoán vào tháng 4/2018 tới nay. Hiện, FRT đang giao dịch tại mức 28.800 đồng/cp – vùng giá thấp nhất kể từ khi niêm yết.

Tuy nhiên, FPT Retail vẫn có điểm sáng là chuỗi nhà thuốc Long Châu khi thị trường thuốc tại Việt Nam vẫn còn rất phân mảnh, mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp lớn nhập cuộc. Lãnh đạo công ty cho rằng ở bất cứ mảng kinh doanh nào, sau giai đoạn tăng trưởng thì sẽ đối diện với sự bão hòa, nên FPT Retail sẽ luôn “làm mới” để tăng trưởng.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...