Cổ phiếu TPBank đã được giao dịch ký quỹ sau 6 tháng niêm yết

Sau thời gian niêm yết đủ 6 tháng trên HoSE, đến nay cổ phiếu TPBank đã được HoSE ra khỏi danh mục chứng khoán chưa được giao dịch ký quỹ (margin).
Cổ phiếu TPBank đã được giao dịch ký quỹ sau 6 tháng niêm yết

Theo thông báo của Sở GDCK TP.HCM (HoSE), cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (mã: TPB) đã giao dịch trên sàn HSX đủ 6 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên (19/04/2018). Do đó, TPB được đưa ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện cấp margin. Tức từ thời điểm này các công ty chứng khoán sẽ được phép cấp margin cho vay đối với cổ phiếu TPB.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu TPB thời gian qua vẫn giảm liên tục kể từ khi niêm yết giá 32.000 đồng/CP hồi tháng 4. Phiên giao dịch sáng nay 23/10, giá TPB khớp lệnh quanh vùng 24.550 đồng/CP, tức giảm tới 30% so với mức đỉnh xác lập 35.000 đồng/CP thời gian đầu lên sàn. Thanh khoản cổ phiếu này cũng duy trì ở mức 300.000- 500.000 đơn vị mỗi phiên.

Về hoạt động kinh doanh, luỹ kế 9 tháng lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 1.613 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017. Riêng lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 589 tỷ đồng, tăng 81,9% so với cùng kỳ năm trước. Theo giải trình của TPBank, lợi nhuận đột biến do trong quý 3 các mảng kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng khả quan, đặc biệt là thu từ dịch vụ tăng 315% đạt 148 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư đem về 115 tỷ đồng thu nhập thuần, tăng gấp 3,4 lần. Thu nhập lãi thuần quý 3 đạt hơn 1.119 tỷ đồng, tăng 24,3%.

Tính chung 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 4.035 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2017. Trong đó, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 440 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với 2017.

Chi phí hoạt động của TPBank cũng tăng mạnh 59% lên tới 1.979 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân viên tăng 83% lên 1.143 tỷ đồng.

Tín dụng tăng trưởng khá cao, đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng; nợ xấu tăng lên hơn 916 tỷ đồng, chiếm 1,24% tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, huy động vốn đạt hơn 113 nghìn tỷ đồng.

Ngoài nợ xấu cho vay, báo cáo của TPBank hiện còn ghi nhận hơn 757 tỷ đồng trái phiếu của VAMC (nợ xấu đã bán cho VAMC) và 44,7 tỷ đồng do DATC phát hành; do đó ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro lần lượt là 347 tỷ đồng và 335 triệu đồng.

Đầu tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho phép TPBank tăng vốn điều lệ từ hơn 6.718 tỷ đồng hiện tại lên mức hơn 8.566 tỷ đồng thông qua việc phát hành chia cổ tức bằng hcổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Nguồn phát hành cổ phiếu là từ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn. Trước đó, hồi tháng 6 ngân hàng này cũng đã được chấp thuận tăng vốn thêm 876 tỷ đồng nhờ phát hành riêng lẻ, giúp tăng vốn lên mức 6.718 tỷ đồng. 

>> Hết quý 3, tổng thu nhập hoạt động TPBank đạt 4.035 tỷ đồng, tăng 61% cùng kỳ

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...