Cổ phiếu Vinachem bị đưa vào diện kiểm soát do vấn đề kiểm toán

Vinachem ghi nhận doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận suy giảm do áp lực chi phí, trong khi tổng tài sản và dòng tiền mặt bất ngờ tăng vọt. Cùng với đó, nợ phải trả cũng leo thang đáng kể, khiến cổ phiếu VAF phản ứng tiêu cực trên thị trường...

Cổ phiếu Vinachem bị đưa vào diện kiểm soát do vấn đề kiểm toán

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có thông báo chính thức về việc chuyển cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển (Vinachem, mã chứng khoán: VAF) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Theo quyết định của HOSE, từ ngày 20/3/2025, cổ phiếu VAF sẽ nằm trong danh sách bị kiểm soát. Nguyên nhân dẫn đến động thái này là do báo cáo tài chính kiểm toán của doanh nghiệp trong hai năm liên tiếp (2023 và 2024) đều nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Điều này khiến VAF thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo các quy định hiện hành.

Việc bị đưa vào diện kiểm soát có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng giao dịch của cổ phiếu VAF, đồng thời đặt ra dấu hỏi về tình hình tài chính của doanh nghiệp này trong mắt nhà đầu tư.

Vinachem đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, hé lộ những chuyển động đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh. Dù doanh thu tiếp tục đi lên, áp lực chi phí ngày càng đè nặng khiến lợi nhuận sau thuế bị bào mòn. Nhưng điểm nhấn lớn nhất trong bức tranh tài chính năm nay chính là sự bứt phá của tổng tài sản, đặc biệt là dòng tiền mặt cùng các khoản nợ phải trả ngắn hạn tăng vọt.

Kết thúc năm 2024, Vinachem ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.220 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện khi giá vốn hàng bán tăng chậm hơn doanh thu, công ty thu về 280 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 12% so với năm 2023. Ở mảng doanh thu tài chính, Phân lân Văn Điển cũng ghi nhận sự bứt phá với 7,7 tỷ đồng, vọt lên 60% so với năm trước, dù con số này vẫn khiêm tốn so với tổng quy mô doanh thu.

Tuy nhiên, bức tranh tài chính không hoàn toàn màu hồng khi áp lực chi phí tiếp tục đè nặng. Chi phí bán hàng tăng 3%, lên 175 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 28%, cán mốc 32 tỷ đồng. Chính những khoản chi phí ngày một phình to đã khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm 4%, còn 60,8 tỷ đồng.

Dấu ấn đáng kể nhất trong báo cáo tài chính năm nay chính là sự phình to đột biến của tổng tài sản, khi vọt lên 1.071 tỷ đồng vào cuối năm 2024, tăng hơn 60% so với đầu năm. Đặc biệt, dòng tiền mặt của công ty bùng nổ mạnh mẽ, từ 87 tỷ đồng lên 399 tỷ đồng, tương đương mức tăng gấp 4,58 lần.

Song hành với sự gia tăng tài sản, nợ phải trả của Vinachem cũng leo thang đáng kể. Đến cuối năm 2024, tổng nợ phải trả đạt 550 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với đầu kỳ. Đáng chú ý, các khoản nợ ngắn hạn khác chiếm phần lớn với 452 tỷ đồng, gấp 16 lần so với đầu năm.

Điểm đáng ngạc nhiên là trong suốt 5 năm qua, công ty chưa từng ghi nhận các khoản phải trả lớn với những đối tác này, và tổng nợ phải trả khác cũng chưa bao giờ vượt quá 60 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, các khoản nợ ngắn hạn này chủ yếu đến từ những đối tác mới xuất hiện trong năm qua.

Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Phân bón Minh Tâm ghi nhận khoản phải trả lên tới 189 tỷ đồng, Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Phát triển Hoàng Phát là 123 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam đạt 65 tỷ đồng, còn Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nghĩa Phát ghi nhận 21 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-03-14-luc-145325.png
Diễn biến cổ phiếu VAF trong 6 tháng qua

Trên sàn chứng khoán, phản ứng của giới đầu tư với báo cáo tài chính này không mấy tích cực. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/3, cổ phiếu VAF lao dốc kịch sàn, dừng ở mức 18.300 đồng/cổ phiếu, phản ánh tâm lý thận trọng của thị trường trước những biến động tài chính của doanh nghiệp.

Xem thêm

Đi tìm mẫu số chung của các "cổ phiếu trà đá"

Đi tìm mẫu số chung của các "cổ phiếu trà đá"

Điểm chung của các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu thấp, chỉ ngang mức giá của một cốc trà đá là kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc có vi phạm trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu thuộc diện cảnh báo hay thậm chí bị kiểm soát...

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

Các nguyên nhân bị cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...