Cổ tức UPCoM 2016 có gì mới?

Bên cạnh 2 sàn niêm yết, trên UPCoM cũng không hiếm trường hợp doanh nghiệp “tý hon” trả cổ tức “khủng” và ngược lại, “ông lớn” nhưng trả cổ tức “bèo”. Năm 2016, khi đón thêm hàng trăm doanh nghiệp mớ
Cổ tức UPCoM 2016 có gì mới?

Thị trường UPCoM có thêm nhiều doanh nghiệp chất lượng với chính sách cổ tức “thoáng”

“Tiểu gia” mạnh tay chi cổ tức “khủng”

Mới đây, CTCP Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) gây chú ý khi trả cổ tức còn lại năm 2015 tỷ lệ 24% bằng tiền mặt, qua đó nâng mức cổ tức cả năm 2016 lên 64%, đồng thời tạm ứng cổ tức năm 2016 là 30% cũng bằng tiền mặt.

“Tân binh” CTCP Sợi Phú Bài (SPB) thông báo trả cổ tức năm 2015 là 79,31%/vốn điều lệ, tương đương mức tỷ suất cổ tức là 92,14%. Năm 2016, SPB dự kiến trả cổ tức là 55%/vốn điều lệ. SPB cho biết, là doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) rất cao (lần lượt đạt 20,3% và 44,6% trong năm 2014 và 2015), nên Công ty tiếp tục lên kế hoạch trả cổ tức cao trong năm 2016.

Tương tự, CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS), mới lên UPCoM từ 20/12 đã thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 6/1/2017 để tạm ứng cổ tức lần 2 năm 2016 với tỷ lệ 5%, qua đó nâng mức tạm ứng lên 10% trên kế hoạch trả tối thiểu 15% đặt ra trong năm nay. Mức cố tức này là không quá cao, song lại khiến nhà đầu tư chú ý bởi có mức tỷ suất cổ tức lớn. Năm 2014 và 2015, QNS trả cổ tức tỷ lệ 30% và 20%, tương ứng tỷ suất cổ tức là 75,9% và 68,8%. QNS dự chi khoảng 187,5 tỷ đồng cho việc trả cổ tức năm 2016.

Còn với CTCP Truyền thông AMG (ABC), mặc dù hoạt động kinh doanh thời gian qua có ít nhiều biến động, nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt khá cao, tối thiểu 25% trong vài năm gần đây. Năm 2015, VMG trả cổ tức 40%. Năm 2016 và 2017, VMG dự kiến mức cổ tức từ 25% mỗi năm.

Một doanh nghiệp trả cổ tức “khủng” khác là CTCP Meinfa (MEF), lên tới 40% mệnh giá (tức 4.000 đồng/CP), trong khi thị giá cổ phiếu chỉ là 900 đồng/CP. Vì trả cổ tức gấp gần 5 lần thị giá, nên cơ quan quản lý đã phải áp dụng quy chế riêng cho MEF.

Được biết, MEF chính thức đăng ký giao dịch trên UPCoM từ này 30/11/2011 với giá tham chiếu 34.000 đồng/CP. Nhưng kể từ đó đến nay, cổ phiếu MEF hầu như không có giao dịch và thị giá của cổ phiếu này chủ yếu được điều chỉnh ở các phiên giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức. MEF thường xuyên chi trả cổ tức rất cao, khoảng 30-40%/năm trong 5 năm qua. Năm 2016, MEF dự kiến cổ tức là 30%.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức cao khác cũng đã lên UPCoM như Tổng công ty May Việt Tiến (VGG), CTCP Thực phẩm Cholimex (CMF), CTCP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh (SB1), CTCP Bia Sài Gòn – Phú Thọ (BSP)…

“Đại gia” trả mức “bèo”

Chẳng hạn, sau khi chào bán và đưa cổ phiếu lên sàn, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) lên kế hoạch cổ tức giai đoạn 2016-2020 chỉ là 5%/năm. Với 2,18 tỷ cổ phiếu, ACV là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất UPCoM, nhưng đáng chú ý hơn cả là lượng tiền “khủng” của doanh nghiệp với hơn 4.350 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, cùng hơn 12.500 tỷ đồng gửi ngân hàng kỳ hạn từ trên 3 tháng đến dưới 1 năm.

Ngày 26/12 tới, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (VLC) sẽ thanh toán cổ tức 2015 bằng tiền, tỷ lệ 6,3%. Với việc trích 40 tỷ đồng trả cổ tức, VLC mới dành 22% tổng lợi nhuận cả năm này để chia cho cổ đông. Được biết, mục tiêu cổ tức năm 2015 và 2016 là 6,5% vốn điều lệ. Trước đó, các năm 2013 và 2014, VLC chi trả lần lượt 4% và 5,5%.

Trường hợp khác là Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (VOC). Năm 2015, thời điểm bắt đầu hoạt động dưới hình thức CTCP, VOC chỉ trả cổ tức 3,28%. Giai đoạn 2016-2017, VOC dự kiến nâng mức cổ tức, song cũng chỉ khoảng 8% mỗi năm.

Tại Tổng CTCP Đường sông miền Nam (SWC), theo kế hoạch năm 2016, SWC sẽ chia cổ tức ở mức 6%. Năm 2015, SWC trả cổ tức ở mức 5%. Các năm trước, SWC chi cổ tức còn thấp hơn, đều dưới 5%.

Một “ông lớn” khác tại UPCoM là CTCP Tài Nguyên Masan (MSR) còn không chia cổ tức. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, Công ty không chia cổ tức, mà giữ vốn để tái đầu tư, nhằm thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường vonfram thế giới thời gian tới.

Mặc dù chia cổ tức “bèo”, thậm chí là không trả cổ tức, song những doanh nghiệp nêu trên đều nhận được sự quan tâm rất lớn khi lên sàn, bởi đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành, có thương hiệu mạnh tại lĩnh vực hoạt động của mình, bên cạnh nhiều lợi thế khác như thị phần, quy mô vốn, đối tác chiến lược, quỹ đất…

Có thể nói rằng, với hàng trăm tân binh vừa gia nhập, trong đó có không ít doanh nghiệp chất lượng với chính sách cổ tức “thoáng”, các nhà đầu tư dài hạn có thêm sự lựa chọn tại UPCoM.

Theo Nguyễn Gia/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...