Còn nhiều băn khoăn về các đầu mối quản lý nợ công

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 16/6, đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về các đầu mối quản lý nợ c
Còn nhiều băn khoăn về các đầu mối quản lý nợ công

Điều 19 dự thảo Luật quy định theo hướng Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Điều 20 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định khung; Điều 21 giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế...

Nhiều ý kiến tán thành với nội dung dự thảo nhằm bảo đảm ổn định trong tổ chức, hoạt động và không phải điều chỉnh các luật có liên quan. Đồng thời đề nghị Chính phủ bổ sung quy định nhằm xác lập rõ hơn về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan theo hướng cụ thể, chặt chẽ, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, quy định rõ quy trình phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý nợ công.

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) trong bối cảnh các nguồn viện trợ, cho vay từ nước ngoài ngày càng giảm, để tránh xáo trộn các mối quan hệ quốc tế, chưa nên thay đổi các đầu mối chủ trì đàm phán, ký kết hiệp định từ các nhà tài trợ. Việc thống nhất cơ quan đầu mối quản lý có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn vướng mắc.

Cũng có ý kiến cho rằng nên quy định theo hướng chỉ giao một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nợ công, trong đó bao gồm cả chức năng quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối thống nhất vận động, đàm phán hiệp định khung, hiệp định vay, phân bổ, sử dụng vốn, trả nợ vay...

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật cần có quy định cụ thể để quản lý nợ công tốt hơn, nhiệm vụ chính hiện nay là dồn nguồn lực giải quyết thực chất các bất cập đã được xác định trong sử dụng vốn vay ưu đãi, tạo chuyển biến về chất trong quản lý vốn ODA nói riêng và quản lý nợ công nói chung, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

>> Tổng Giám đốc điều hành WB: Quan tâm tới quản lý nợ công là một bước rất tích cực của Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...