Công bố 100 doanh nghiệp bền vững 2017

100 doanh nghiệp bền vững đã được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh tại lễ Công bố Doanh nghiệp bền vững tại
Công bố 100 doanh nghiệp bền vững 2017

Sự kiện diễn ra chiều 6/12 tại Hà Nội. Theo đó, 100 doanh nghiệp được bình chọn từ gần 500 hồ sơ doanh nghiệp tham dự Chương trình đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Năm nay, những doanh nghiệp được vinh danh trong chương trình thuộc 3 nhóm bao gồm: chứng nhận doanh nghiệp bền vững, chứng nhận doanh nghiệp bền vững cho doanh nghiệp xuất sắc lĩnh vực sản xuất và chứng nhận doanh nghiệp bền vững cho doanh nghiệp xuất sắc lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Đây là chứng nhận cho những doanh nghiệp đã đạt những thành tựu nhất định, đồng thời có tác dụng khích lệ các doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng hơn tới phát triển bền vững, đặt ra kế hoạch và thực thi các chiến lược phát triển vững mạnh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Ban tổ chức cho biết, các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) đã được 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thông qua từ năm 2015 nhằm đạt được một tương lai tốt đẹp mà ở đó không có ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời vạch ra một con đường trong 15 năm tiếp theo để kết thúc đói nghèo, đấu tranh với bất bình đẳng, bất công bằng, gìn giữ hòa bình và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Những mục tiêu PTBV đó càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những rủi ro, hiểm họa khôn lường đến từ sự bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hay những hiện tượng khí hậu cực đoan.

Cũng theo ban tổ chức, PTBV là một hành trình dài, cần những bước đi chiến lược đúng đắn và cần sự tiên phong không chỉ của nhà nước mà cần những tổ chức lớn, những doanh nghiệp tâm huyết. Từ góc độ doanh nghiệp, phát triển bền vững cũng đang trở thành một xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt khi việc phát triển dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng lao động giá rẻ đã không còn tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Đồng Chủ tịch VBCSD, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình năm 2017 nhấn mạnh, phát triển bền vững là con đường độc đạo và là lẽ sống, linh hồn của doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã hội ở giai đoạn mới.

"Đây là con đường độc đạo để đảm bảo sự phát triển ngày hôm nay không để lại hậu quả cho thế hệ mai sau. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi mục tiêu lợi nhuận phải thân thiện với môi trường, có trách nhiệm xã hội, đó là 3 mục tiêu doanh nghiệp phải theo đuổi nếu muốn phát triển bền vững. Đây là những tiêu chí căn bản trong các bộ chỉ số cho sự phát triển mọi doanh nghiệp", TS. Vũ Tiến Lộc nói.

Cũng theo người đứng đầu cộng đồng VCCI, phát triển bền vững không chỉ là những doanh nghiệp lớn mà kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, cũng có thể tiếp cận và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. “Thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững phải trở thành phương châm kinh doanh của mọi người ngay từ những bước đi đầu tiên", TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc VCCI  đã đưa sáng kiến về Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Index - CSI) vào chương trình đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. Chương trình được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2016, nhằm vinh danh những DN đi đầu ở Việt Nam không chỉ đơn thuần trong câu chuyện quản trị, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tại thời điểm này ở Việt Nam, CSI được coi là một sáng kiến độc đáo, được tư vấn xây dựng và cập nhật hàng năm bởi các chuyên gia hàng đầu đến từ VCCI, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp hội viên của VCCI và các chuyên gia độc lập khác. Kể từ năm 2016, CSI được sử dụng làm cơ sở đánh giá, bình chọn các doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...