Covid-19 khiến tình trạng thiếu hụt rau củ càng gây áp lực lên Hồng Kông

Nguồn cung rau đã cạn kiệt ở Hồng Kông vào hôm 8/2, với việc người mua sắm tranh nhau mua bất cứ thứ gì họ có thể tìm thấy, vì sự bùng phát dịch bệnh trở lại đã ảnh hưởng đến công việc vận chuyển thực phẩm tươi sống.
Covid-19 khiến tình trạng thiếu hụt rau củ càng gây áp lực lên Hồng Kông

Lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam dự kiến ​​sẽ thông báo thêm về các hạn chế Covid-19 vào cuối ngày sau khi thành phố ghi nhận hơn 600 trường hợp mới vào ngày trước đó. Phát biểu trong một cuộc họp báo hàng tuần, bà Lam cho biết việc giao hàng rau củ từ bên kia biên giới gặp gián đoạn do các tài xế xe tải dương tính với virus, nhưng bà cũng chưa đưa ra một hướng giải quyết cụ thể cho tình hình này. 

Nhiều siêu thị trong thành phố “để mặc” những kệ chứa rau trống trơn trong khi đám đông đổ xô đến các chợ tươi sống để mua những mặt hàng còn lại. Các loại thực phẩm khác như thịt, hải sản vẫn có sẵn. 

Tại một chợ trong khu chợ Wan Chai ở trung tâm thành phố, nhân viên của cửa hàng rau Qiandama, đã phải hét lên để đám đông người mua sắm không “xông vào”: "Không còn rau bên trong đâu ... Đây như bãi chiến trường vậy.” 

Covid-19 khiến tình trạng thiếu hụt rau củ càng gây áp lực lên Hồng Kông ảnh 1

Một số quầy hàng rau và trái cây bán các sản phẩm từ Trung Quốc đại lục đã đóng cửa trong khi những quầy hàng khác bán nông sản với giá cao gấp đôi bình thường.

Hiện tại, bà Lam nói, lựa chọn tốt nhất là tuân thủ các chiến lược mà Trung Quốc đại lục áp dụng để ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 mới càng sớm càng tốt.

Các chính sách nghiêm ngặt về đại dịch của Hồng Kông đã biến trung tâm du lịch và kinh doanh hàng đầu thế giới một thời nay trở thành một trong những thành phố lớn bị cô lập nhất thế giới.

Những ảnh hưởng về kinh tế và tâm lý từ cách tiếp cận cứng rắn đang ngày càng trở nên rõ ràng, với các biện pháp hà khắc hơn nhiều so với lần thực hiện đầu tiên khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020.

Các chuyến bay giảm khoảng 90%, các trường học, sân chơi, phòng tập thể dục, rạp chiếu phim … đã đóng cửa. Nhà hàng, quán ăn buộc phải nghỉ vào đúng 6 giờ chiều, trong khi hầu hết mọi người, bao gồm đa số công chức đều làm việc tại nhà.

Nhiều chuyên gia y tế cho biết chiến lược tự đóng cửa hiện tại khi phần còn lại của thế giới đang chuyển sang sống chung với Covid-19, là không bền vững. Các bác sĩ cho biết sức khỏe tâm thần đang bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở những gia đình có thu nhập thấp, hoặc trẻ em không thể đến trường, gặp gỡ bạn bè do những hạn chế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…