Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh Hồng Kông

Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông vào hôm nay (30/6).
Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh Hồng Kông

Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua luật an ninh Hồng Kông vào hôm nay (30/6), tạo tiền đề cho những thay đổi cơ bản nhất đối với tình hình tự trị của Hồng Kông trong gần 23 năm qua. 

Đạo luật an ninh mới này sẽ đẩy Bắc Kinh vào tình thế căng thẳng hơn nữa trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Anh và chính phủ phương Tây khác. Vô số chỉ trích quốc tế đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc làm “xói mòn quyền tự chủ mà Hồng Kông - một trung tâm tài chính toàn cầu - được trao vào ngày 1/7/1997. 

Hoa Kỳ đã bắt đầu loại bỏ những quy chế đặc biệt (special status) của Hồng Kông vào hôm qua (29/6), tạm dừng xuất khẩu quốc phòng và hạn chế quyền truy cập vào lãnh thổ Hoa Kỳ đối với các sản phẩm công nghệ cao. 

Nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam, phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, cho biết “việc bình luận về luật pháp là chưa phù hợp bởi các cuộc họp tại Bắc Kinh vẫn đang diễn ra”; đồng thời đưa ra những nhận xét đầy ẩn ý nhằm vào Washington. “Không có bất cứ lệnh trừng phạt nào có thể khiến chúng tôi sợ hãi.” 

Một dự thảo chi tiết về điều luận vẫn chưa được công bố. Bắc Kinh tiết lộ, dự luật này được đưa ra nhằm mục đích giải quyết các cuộc lật đổ, khủng bố, ly khai và thông đồng với các lực lượng nước ngoài ở Hồng Kông. 

Vừa qua, Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố một số điều khoản sơ bộ của dự luật, bao gồm việc thay đổi luật pháp Hồng Kông hiện hành và quyền giải thích pháp luật sẽ thuộc về uỷ ban cấp cao của quốc hội Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng sẽ thành lập một văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông để giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền thành phố.

SCMP, trích dẫn một nguồn tin giấu tên, cho biết Tân Hoa Xã sẽ công bố chi tiết về điều luật vào chiều nay (30/6) và các quan chức Hồng Kông sẽ tập trung tại văn phòng đại diện hàng đầu của Bắc Kinh vào cuối ngày để dự cuộc họp luật pháp. 

Bình luận quốc tế

Vấn đề về Hồng Kông là một trong những xung đột chính đang leo thang giữa Bắc Kinh và Washington, bên cạnh những tranh chấp thương mại, Biền Đông và đại dịch Covid-19. 

Anh Quốc cho biết, dự luật an ninh Hồng Kông của chính phủ Trung Quốc sẽ vi phạm nghĩa vụ quốc tế và thoả thuận bàn giao về chế độ tự trị của Hồng Kông trong 50 năm theo chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”. 

Thư ký trưởng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vào hôm nay, đã đưa ra nhân xét trước báo giới, rằng “nếu Trung Quốc thông qua luật an ninh, thì đó là một điều vô cùng đáng tiếc”. 

Các Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm G7 đã kêu gọi Trung quốc ngừng thúc đẩy thực hiện dự luật. 

Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt trước sự phản đối của phương Tây, chỉ trích rằng các chính phủ nước ngoài đang can thiệp vào công việc nội bộ. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...