CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

Cục Thống kê, Bộ tài chính vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2025. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, đặc biệt là cát, đá, gạch tăng cao bất thường, xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới. CPI tháng 6 tăng 2,02% so với tháng 12/2024; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước.

CPI bình quân quý 2/2025 tăng 3,31% so với quý 2/2024. Bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,16%.

Trong mức tăng 0,48% của CPI tháng 6/2025 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, riêng chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm giao thông; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm giáo dục.

anh-man-hinh-2025-07-05-luc-104206.jpg
Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Tài chính

Lạm phát cơ bản tháng 6/2025 tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,27% của CPI bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Về bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân trong nước tăng trong các dịp lễ, Tết, nghỉ hè cùng với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2025 ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,7% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 23,2%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 6 ước đạt 570,2 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 2/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.713,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với quý trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2024 tăng 6%).

anh-man-hinh-2025-07-05-luc-104304.jpg
Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Tài chính

Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 2.613,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng mức và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,5%; lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; may mặc tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,5%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 409,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng mức và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 18,5%; TP.HCM tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,%; Hải Phòng tăng 12,5%; Cần Thơ tăng 9%.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước do ngay từ đầu năm, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch và phát triển nhiều loại hình du lịch mới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 348,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có doanh thu 6 tháng đầu năm 2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Quảng Bình tăng 19,1%; Cần Thơ tăng 17,7%; Lào Cai tăng 14%; TP.HCM tăng 13,5%; Khánh Hoà tăng 11,1%; Hà Nội tăng 9,5%.

Xem thêm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 48,6%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,63%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,6% so với cùng kỳ… là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2025…

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…