CTCP Cơ điện Lạnh (REE) mua lại 250 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Mới đây, Công ty CP Cơ điện Lạnh (HOSE – Mã: REE) đã báo cáo kết quả mua lại trái phiếu trước hạn gần 1 tháng với tổng giá trị là 250 tỷ đồng.
CTCP Cơ điện Lạnh (REE) mua lại 250 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Theo đó, ngày 28/9, Công ty CP Cơ điện Lạnh mua lại toàn bộ 175 tỷ trái phiếu REEBOND2017-01 phát hành ngày 28/9/2017 (kỳ hạn 5 năm, đáo hạn ngày 28/9/2022). Được biết, tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế tới 28/9, Công ty đã mua hết toàn bộ lô trái phiếu này.

Tương tự, Cơ điện lạnh cũng vừa mua toàn bộ 75 tỷ đồng trái phiếu còn lại phát hành ngày 18/10/2021, kỳ hạn 1 năm và đáo hạn ngày 18/10/2022. Như vậy, Cơ Điện Lạnh đã mua lại trái phiếu trước hạn gần 1 tháng.

Tổng giá trị trái phiếu Cơ điện lạnh vừa mua lại là 250 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, mới đây, quỹ Platinum Victory Pte. Ltd vừa đăng ký mua hơn 6 triệu cổ phiếu REE của Cơ điện lạnh. Giao dịch được thực hiện từ ngày 15/9 đến 14/10 theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Tạm chiếu theo thị giá hiện tại của REE (85.300 đồng/cp), Platinum Victory Pte. Ltd dự chi hơn 513 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Hiện quỹ này đang là cổ đông lớn tại Cơ điện lạnh với lượng nắm giữ đạt 118,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 33,3% vốn điều lệ. Nếu giao dịch hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của cô đông này sẽ được nâng lên mức 34,99%.

Trước đó, từ 7/7 đến 5/8, Platinum Victory đã mua thỏa thuận hơn 1,1 triệu cổ phiếu REE. Từ 11/8 đến 9/9, quỹ này tiếp tục đăng ký mua gần 6,5 triệu đơn vị song chỉ gom 446.700. Về mối quan hệ,quỹ Platinum Victorycó 2 đại điện trong HĐQT Cơ điện lạnh là Thành viên HĐQT Stephen Patrick Gore và Phó Chủ tịch HĐQT Alain Xavier Cany.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10, cổ phiếu REE giảm 3.800 đồng về 73.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên đạt 703.560 đơn vị.

Cách đây không lâu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 110 triệu đồng đối với Cơ điện lạnh vì đã không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày 21/7/2022.

Theo Quyết định xử phạt, REE đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 3.789.400 cổ phiếu NBP, 33.324.802 cổ phiếu CHP, 38.365.168 cổ phiếu TBC, 29.843.740 cổ phiếu TMP, 102.138.910 cổ phiếu VSH, 10.389.490 cổ phiếu SHP, 32.000.000 cổ phiếu SBH và 15.433.893 cổ phiếu ISH ngày 10/11/2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Được biết, Cơ điện lạnh là tổ chức có liên quan đến các lãnh đạo công ty trên gồm: Ông Quách Vĩnh Bình, ông Nguyễn Quang Quyền và ông Lê Tuấn Hải trong đó ông Quách Vĩnh Bình là người đại diện được REE chỉ định tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình (HNX: NBP) và là Thành viên HĐQT Công ty CP Thủy điện Srok Phu Miêng Idico (UPCoM: ISH).

Được biết, ông Nguyễn Quang Quyền là Thành viên HĐQT Công ty CP Thủy điện sông Ba Hạ (UPCoM: SBH), Công ty CP Thủy điện miền Trung (HoSE: CHP), Coongty CP Thủy điện Thác Bà (HoSE: TBC), Công ty CP Thủy điện Thác Mơ (HoSE: TMP), Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (HoSE: VSH). Ông Lê Tuấn Hải là thành viên HĐQT Công ty CP Thủy điện miền Nam (HoSE: SHP).

Sau quyết định xử phạt của UBCKNN, Cơ điện Lạnh có thông báo về việc làm rõ lý do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán vào ngày 25/7.

Trong văn bản gửi đến cổ đông, Cơ điện Lạnh cho biết, thực hiện theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2020 và Quyết định của HĐQT, Công ty đã thực hiện chuyển quyền sở hữu để góp vốn bằng cổ phiếu vào Công ty TNHH Năng lượng R.E.E (do REE sở hữu 100% vốn), gồm các mã cổ phiếu NBP, ISH, SBH, CHP, TBC, TMP, VSH và SHP thông qua hệ thống Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Cơ điện Lạnh đã hiểu rằng, giao dịch ngoài hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán của các mã cổ phiếu nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của VSD. Do đó, Cơ điện Lạnh không thể công bố thông tin trước khi VSD chấp thuận, vì nếu VSD không chấp thuận thì việc công bố thông tin trước đó có thể xem như vi phạm.

Khi biết được đã vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin, Cơ điện Lạnh đã chủ động gửi đơn giải trình đến Sở Giao dịch Chứng khoán và sau đó, Công ty cũng đã có văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Vụ Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin.

Cơ điện Lạnh nhấn mạnh: “Vì là lần đầu tiên Công ty thực hiện việc chuyển quyền sở hữu cổ phần để thành lập doanh nghiệp và trong quá trình thực hiện Cơ điện Lạnh đã cố gắng công bố thông tin minh bạch, tuy nhiên vẫn có sơ sót”.

Việc giải trình được đưa ra sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt Cơ Điện Lạnh 110 triệu đồng vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch vào ngày 21/7.

Xem thêm

Bãi Sao và Bãi Kem: 2 bãi biển "song sinh" nhưng chưa song hành

Bãi Sao và Bãi Kem: 2 bãi biển "song sinh" nhưng chưa song hành

Tên Bãi Sao có nguồn gốc từ truyền thuyết về loài sao biển - loài vật có khả năng tái sinh, và trên thực tế bãi biển “vang bóng một thời” của Phú Quốc này cũng đang chờ ngày “tái sinh” với một tầm vóc khác trên bản đồ du lịch quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…