Cuộc đua song mã CTD và HBC: Soi điểm nóng trong báo cáo quý 1

Sau khi công bố trúng hàng loạt các gói thầu trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng ngay đầu năm, cả HBC và CTD đều có kết quả kinh doanh quý 1/2017 tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù có biên lãi gộp tăng cao hơn n
Cuộc đua song mã CTD và HBC: Soi điểm nóng trong báo cáo quý 1

Biên lãi gộp HBC cao hơn CTD

Đối với Coteccons (HOSE: CTD), doanh thu thuần trong quý 1/2017 đạt hơn 4,360 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm gần đây, doanh thu quý 1 của CTD thường thấp nhất so với các quý còn lại trong năm, cho nên không ngạc nhiên khi doanh thu 3 tháng đầu năm 2017 thụt lùi so với các quý liền trước.

Trong cơ cấu doanh thu của CTD trong quý 1/2017, mảng dịch vụ xây dựng mang về gần 4,900 tỷ đồng (bị loại trừ 466 tỷ đồng), mảng bất động sản chỉ 3 tỷ và không có phát sinh từ mảng mua bán nguyên vật liệu xây dựng (cùng kỳ con số này là 97 tỷ đồng).

So với doanh thu, giá vốn hàng bán CTD có mức tăng cao hơn nên lãi gộp Công ty theo đó chỉ đạt gần 382 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 19%. Biên lãi gộp theo đó chỉ đạt gần 9%, giảm nhẹ so quý 1/2016.

Về Hòa Bình (HBC), doanh thu thuần quý 1/2017 mang về hơn 3,032 tỷ đồng, tăng 87% so cùng kỳ. Biên lãi gộp HBC trong kỳ này tăng lên gần 11% từ mức 8% cùng kỳ năm trước.

Như vậy so với CTD, biên lãi gộp của HBC cao hơn. Xét về giá trị tuyết đối, lãi gộp quý 1/2017 của HBC đạt hơn 320 tỷ đồng, thấp hơn 19% so với CTD.

Gánh nặng lãi vay và công ty con khiến HBC hụt hơi

Với lượng tiền gửi tại ngân hàng lên đến 5,070 tỷ đồng, CTD thu về hơn 65 tỷ đồng tiền lãi trong quý 1/2017. Không những vậy, nhờ không có vay nợ nên Công ty cũng không phát sinh chi phí lãi vay.

Đây chính là điểm khác biệt lớn so với HBC bởi đơn vị này phải gánh gần 50 tỷ đồng lãi vay trong khi doanh thu tài chính cả kỳ chỉ đạt 31.6 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 1/2017, HBC có hơn 3,817 tỷ đồng nợ vay (trong đó nợ vay ngắn hạn là 3,430 tỷ đồng), tăng hơn 660 tỷ đồng so với đầu năm.

Xét về chi phí quản lý doanh nghiệp thì giá trị phát sinh ở CTD và HBC khá tương đồng với khoảng 95 tỷ đồng.

Song, ở HBC, việc khối công ty con báo lỗ hơn 29 tỷ đồng (Công ty Tiến Phát lỗ nặng nhất, hơn 22.5 tỷ) trong quý 1/2017 cũng là một điểm trừ.

Kết quả là lãi ròng quý 1/2017 của HBC chỉ còn gần 181 tỷ đồng, vẫn còn khoảng cách xa so với lãi ròng của CTD khi đạt hơn 300 tỷ đồng. Nếu xét về giá trị tương đối thì mức tăng trưởng của HBC so với cùng kỳ năm trước là cao hơn rất nhiều, đạt hơn 257%.

Một điểm nữa là trong quý 1/2017, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của CTD ghi nhận hơn 64 tỷ đồng nhờ giảm được các khoản phải thu khách hàng. Còn với HBC, do tăng thêm gần cả 1,000 tỷ đồng phải thu theo tiến độ khách hàng hợp đồng xây dựng nên lưu chuyển dòng tiền trong hoạt động kinh doanh âm 285.5 tỷ đồng.

Trên sàn, giá cổ phiếu HBC tới nay đã tăng trưởng gần 67% từ đầu năm, đạt 51,400 đồng/cp trong khi CTD tăng giá 11%, đạt 201,800 đồng/cp./.

 Theo Vietstock

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...