Cuối năm 2019, sẽ tạm dừng thu phí trạm BOT không thực hiện thu phí thu phí tự động không dừng

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác dẫn đầu k
Cuối năm 2019, sẽ tạm dừng thu phí trạm BOT không thực hiện thu phí thu phí tự động không dừng

Theo đó, 1 trong 5 vấn đề mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề cập đến và yêu cầu Bộ GTVT cần tập trung xử lý trong thời gian tới đó là hiện nay việc áp dụng thu phí điện tử tại các trạm BOT giao thông còn rất hạn chế, tỉ lệ rất thấp. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là càng minh bạch càng tốt, cần phải thực hiện quyết liệt chủ trương thu phí điện tử dù rằng còn vướng mắc giữa các bộ, ngay cả ý kiến doanh nghiệp cũng khác nhau. 

Đáp lời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết: "Đến cuối năm 2019, tại tất cả các trạm BOT trên phạm vi toàn quốc sẽ thực hiện thu giá tự động".

Trước những bất cập liên quan đến các dự án BOT trong thời gian vừa qua, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, chi phí logistics cao đang đè nặng lên DN, việc triển khai thu phí tại các trạm BOT gây căng thẳng cho xã hội. Theo ông Trần Đình Thiên, việc này phải được giải quyết trên nền tảng căn bản, từ yếu tố giá cả, đến cách phục vụ mới đảm bảo giải quyết được vấn đề.

Liên quan tới việc lắp đặt các trạm thu phí không dừng diễn ra chậm chạp, ông Trần Đình Thiên cho rằng: “Khó khăn không phải do công nghệ mà là do chủ thể chưa muốn áp dụng. Phải chăng ở đây có yếu tố lợi ích riêng? Bộ GTVT nên đứng trên lập trường lợi ích chung, cần kiên quyết triển khai vấn đề này”.

Với tinh thần cầu thị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp thu các ý kiến, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN, trong đó có việc thông quan nhanh nhất, thuận lợi nhất. Liên quan đến vấn đề BOT, ông Nguyễn Văn Thể khẳng định, sẽ chấp hành nghiêm theo yêu cầu của Thủ tướng để thực hiện tốt hơn. Cụ thể, Bộ GTVT cam kết, tới cuối năm 2018, tất cả các trạm BOT trên Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Tây Nguyên) sẽ phải tiến hành thu phí tự động không dừng và đến cuối năm 2019, tất cả các trạm BOT trên phạm vi toàn quốc phải thực hiện thu phí tự động không dừng.

Cụ thể, người đứng đầu ngành giao thông đưa ra lộ trình thực hiện bảo đảm cuối năm 2018 sẽ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tự động trên tất cả các làn tại các trạm BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Đến cuối năm 2019, sẽ thực hiện thu giá tự động tại tất cả các trạm BOT trên phạm vi toàn quốc.

"Nếu doanh nghiệp BOT không thực hiện nghiêm, không bảo đảm lộ trình trên, Bộ sẽ chỉ đạo tạm dừng thu phí", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Trước đó, liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án thu phí tự động không dừng, Công ty VETC (đơn vị cung cấp dịch vụ thu giá tự động) cho biết, Công ty này đã triển khai ký hợp đồng dịch vụ với 22/24 trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và đang tiếp tục đàm phán với 2 trạm còn lại là trạm Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ-Phụng Hiệp và trạm tại Cam Thịnh (Khánh Hòa).

Trong số 22 trạm đã ký hợp đồng, hiện đã chính thức vận hành thương mại 12 trạm; hoàn thành lắp đặt hệ thống 6 trạm (Bắc Bình Định, Nam Bình Định, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cai Lậy-Tiền Giang và đang triển khai thi công 3 trạm (Cầu Đồng Nai, Bến Thủy, Bến Thủy 2). Công ty cũng đã cung cấp và tiến hành dán thẻ Etag cho 270.000 phương tiện giao thông.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, yêu cầu phải lắp đặt và vận hành hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ không dừng tại các trạm BOT trên toàn quốc trước ngày 31/12/2019.

Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện việc thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ tự động trên phạm vi cả nước vào cuối năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...