Cưỡng chế Nguyễn Kim, truy thu nợ thuế 148 tỷ đồng

Cục thuế TP HCM đã ra quyết định cưỡng chế về thuế đối với Công ty CP Thương mại Nguyễn Kim.
Cưỡng chế Nguyễn Kim, truy thu nợ thuế 148 tỷ đồng

Theo đó, lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết Chi cục thuế quận 1 (cơ quan quản lý thu trực tiếp Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim) đã gửi thông báo cưỡng chế đến các ngân hàng, nơi siêu thị Nguyễn Kim có mở tài khoản, để tiến hành cưỡng chế thu nợ thuế. Thông báo cưỡng chế này đã được gửi đi vào chiều 13/7, do vậy khả năng từ ngày 14/7, các ngân hàng sẽ thực hiện việc cưỡng chế.

Theo quy định, sau 10 ngày cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt mà doanh nghiệp không tự nguyện thực hiện thì sẽ cưỡng chế.

Trước đó, ngày 29/6, Cục thuế TP HCM đã ra quyết định xử phạt và truy thu thuế đối với Nguyễn Kim. Tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế hơn 148 tỉ đồng. Trong đó, truy thu thuế TNCN với số tiền 104,7 tỉ đồng, phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 19,4 tỉ đồng và tiền chậm nộp thuế TNCN hơn 24,1 tỉ đồng.

Theo kết luận thanh tra, hơn chục năm qua, năm nào nhân viên cũng ủy quyền cho công ty này quyết toán thuế đầy đủ. Thế nhưng, điện máy Nguyễn Kim đã “lách” thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển từ tiền lương chức danh, tiền thưởng thành tiền tăng ca, làm thêm giờ để trốn thuế.

Báo cáo chi tiết trong giai đoạn tháng 1/2015-6/2018 cho thấy mức lương chức danh hàng tháng của một vài vị trí lãnh đạo ra rất cao, lên đến 300 triệu đồng/tháng với ban lãnh đạo, gồm 9 người nắm giữ các vị trí Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc cao cấp... Nếu căn cứ vào con số này thì số thuế phải nộp lên đến 95,15 triệu đồng, nhưng công ty chỉ tính thuế thu nhập cá nhân đơn thuần dựa trên con số 30 triệu đồng.

Tương tự, các khoản tiền thưởng hàng quý, hàng năm của hàng nghìn nhân viên cũng được doanh nghiệp này chuyển thành lương ngoài giờ để trốn thuế phần chênh lệch.

Ngoài ra, hiện một số nhân viên của công ty này vẫn tiếp tục khiếu nại vì cho rằng thanh tra, truy thu thuế của cơ quan thuế chưa đầy đủ, do từ đầu năm 2014, siêu thị điện máy Nguyễn Kim chưa lên sàn chứng khoán đã ra quyết định thưởng cho nhân viên bằng cổ phiếu, được quy đổi là 50.000 đồng mỗi cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng) nhưng vẫn không khai thuế.

Đồng thời, các nhân viên đang tiếp tục khiếu nại về nguy cơ điện máy Nguyễn Kim đã nộp bảo hiểm xã hội không đúng, gây thiệt hại cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…