Cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn có “đút túi” 246 tỷ đồng?

Trong đại án Ocean Bank, ông Nguyễn Xuân Sơn đã gợi ý việc chi lãi ngoài “chăm sóc khách hàng gửi tiền” để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 69 tỷ đồng, đồng thời cố ý làm trái quy định nhà nước về qu
Cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn có “đút túi” 246 tỷ đồng?

Cơ quan điều tra đã khởi tố ông Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm thêm tội danh tham ô, chiếm đoạt tài sản. Trong đó, xác định bị cáo Sơn đã tham ô, chiếm đoạt 246 tỷ đồng. Tuy nhiên, giữa lời khai các bên và thông tin điều tra thu thập được vẫn còn nhiều mâu thuẫn.

Gợi ý chi lãi ngoài để hút tiền gửi

Đầu năm 2009, ông Nguyễn Xuân Sơn, khi ấy là cán bộ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam dược điều về làm Thành viên HĐQT và giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank). Từ ngày 6/11/2010 đến 18/4/2011, ông Sơn là đại diện phần vốn góp 20% của PVN tại Ocean Bank. Trước đó, ông Sơn cũng đảm nhận các ví trí Phó tổng giám đốc và Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC, nay là PVcombank).

Tại phiên toà xét xử đại án Oceanbank đang diễn ra, bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ocean Bank khai rằng, đầu năm 2009, Sơn là người “gợi ý” cho Thắm chi lãi ngoài “để huy động được nguồn vốn khổng lồ của các doanh nghiệp thuộc PVN”. Nhưng để hút tiền, Thắm phải trao toàn quyền quyết định mức chi và cách chi cụ thể của việc chi lãi ngoài này cho Sơn và không cần bàn bạc, xin ý kiến của Thắm.

Việc rút khoản tiền “chi chăm sóc khách hàng” này được Thắm “biến hoá” qua công ty sân sau – công ty BSC Việt Nam được thành lập vào năm 2008.

Cơ quan điều tra xác định, từ ngày 22/5/2009 đến hết 31/12/2012, tổng số tiền chi tiêu đã được Công ty BSC “phù phép” lên tới gần 68,9 tỷ đồng và lập chứng từ chi cho Sơn 69,380 tỷ đồng.

Đồng thời, bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu, khi ấy là Phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn Ocean Bank cho biết, ông Sơn đã chỉ đạo Minh thực hiện việc thu thêm tiền chênh lệch ngoài tỷ giá hợp đồng bán ngoại tệ cho khách, số tiền chi thêm chuyển về BSC để Sơn có tiền chi “chăm sóc khách hàng”.

Do vậy, cơ quan chức năng xác định Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao yêu cầu Thắm chi tiền cho mình dưới hình thức “chăm sóc khách hàng” khi vòng qua BSC với tổng số tiền là 69,380 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra và phiên xử sơ thẩm lần 1 (từ cuối tháng 2/2017 đến 8/3/2017), bị cáo Sơn không thừa nhận hành vi nhận hàng chục tỷ đồng tiền “chăm sóc khách hàng”. Bị cáo Sơn cho rằng việc thành lập BSC hoàn toàn là mục tiêu và ý đồ của Thắm mà Sơn không hề biết việc thu phí qua BSC để làm gì và thực hiện thế nào.

Hơn nữa, Sơn cho rằng lời khai của Minh Thu là không có căn cứ. Vì tại thời điểm Thu thu phí, Sơn là Tổng Giám đốc, nhưng chiếu theo Điều lệ hoạt động của Ocean Bank, Sơn chỉ có quyền trình HĐQT biểu quyết việc thu phí, và khi HĐQT quyết việc này, với chức danh thành viên HĐQT, Sơn cũng chỉ có thể bỏ phiếu ủng hộ.

Làm rõ tội tham ô chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng

Cáo trạng cũng cho biết, ngoài hành vi chiếm đoạt 69 tỷ đồng nêu trên, Sơn còn lạm dụng quyền hạn, chức vụ của mình khi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc PVN để yêu cầu Hà Văn Thắm chi tiền ngoài lãi suất trong hợp đồng tiền gửi của PVN; đã nhận, tham ô, chiếm đoạt 246,6 tỷ đồng từ việc nâng trần lãi suất cho vay trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 31/11/2014.

Cụ thể, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014, Nguyễn Xuân Sơn, khi đó là Phó Tổng giám đốc PVN, thông qua Nguyễn Xuân Thắng, em con chú ruột Sơn, là Phó Giám đốc Khối khách hàng lớn và là đối tác chiến lược của Ocean Bank, và Võ Việt Trung, Phó Tổng giám đốc Ocean bank, đã nhận hơn 246 tỷ đồng từ Ocean Bank để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN.

Số tiền trên bao gồm 49 tỷ đồng (tương đượng 20% vốn điều lệ 800 tỷ của PVN tại Ocean Bank) và 197 tỷ đồng còn lại là Sơn đã lạm dụng chức vụ là Phó Tổng giám đốc của PVN, với uy tín, vị thế của đơn vị đối tác chiến lược, có nguồn tiền gửi lớn, chi phối tính thanh khoản của Ocean Bank để lợi dụng việc chi lãi ngoài chiếm đoạt.

Tuy nhiên, về bản chất tội tham ô, theo điều 278 Bộ Luật hình sự quy định: là các khoản thu nhập (bao gồm cả lãi tiền gửi) từ số tiền nhà nước gửi tại Ocean Bank bị những người có trách nhiệm gửi tiền thỏa thuận thu một khoản phí (ngoài lãi) không hạch toán vào sổ sách và chia nhau chiếm đoạt.

Như vậy, chỉ có thể kết tội Sơn tham ô, chiếm đoạt tài sản khi số tiền này được Sơn chia cho các cổ đông. Nhưng thực tế, số tiền này được hạch toán vào chi phí của ngân hàng và được bù đắp bằng thu nhập từ hoạt động cho vay nên không có cơ sở xác định đây là khoản cổ tức mà cổ đông Ocean Bank được hưởng.

Nghĩa là, nếu muốn việc xác định Sơn tham ô số tiền 49 tỷ đồng, Tòa phải làm rõ hành vi, bản chất của việc chi, nhận và hạch toán khoản tiền “chi lãi ngoài” huy động vốn chảy vào túi ai?

>> Hơn 100 tổ chức thừa nhận đã nhận tiền lãi ngoài từ OceanBank, nộp khắc phục 28 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...