Đại án 9.000 tỷ ở VNCB: Phạm Công Danh lĩnh án 30 năm tù

Ngày 9/9, Toà án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh mức án cao nhất 30 năm tù và phải khắc phục hậu quả vụ án do mình vào đồng phạm gây ra, trong vụ đại án rút ruột 9.000 tỷ đồng xảy
Đại án 9.000 tỷ ở VNCB: Phạm Công Danh lĩnh án 30 năm tù

Ngày 9/9, Toà án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh mức án cao nhất 30 năm tù và phải khắc phục hậu quả vụ án do mình vào đồng phạm gây ra, trong vụ đại án rút ruột 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng – VNCB.

Quá trình điều tra, xét hỏi, luận tội, Hội đồng xét xử đã làm rõ những hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và 35 bị cáo liên quan đối với hai tội danh “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọn”, “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng”…Tại phiên tòa cho thấy, các bị cáo khác đều thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật và mong HĐXX cho hưởng mức án nhẹ. Riêng một số bị cáo là nhân viên của ngân hàng VNCB cho rằng mình oan. Với những sai phạm rõ ràng, HĐXX đã tuyên án như sau:- Bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) bị tuyên 18 năm tù về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, phạt 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại VNCB.Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù (mức án tù có thời hạn cao nhất theo luật định - PV).[caption id="attachment_8800" align="alignnone" width="651"]

Đại án 9.000 tỷ ở VNCB: Phạm Công Danh lĩnh án 30 năm tù ảnh 1

Ngày 9/9 HĐXX TAND TP HCM tuyên án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB)[/caption]- Cùng về hai tội danh này, các bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 20 năm tù, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) 22 năm tù, Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) 19 năm tù.- Toà tuyên phạt 32 bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù treo đến 16 năm tù giam.Kê biên hàng loạt tài sảnKhu đất được cho là có giá trị 250 triệu USD ở khu phức hợp Chi Lăng, TP Đà Nẵng hiện đang thế chấp sẽ được bỏ lệnh kê biên, giao cho ngân hàng xử lý theo quy định. Nếu có dư sẽ nộp lại cho cục thi hành án. Phần tài sản giữa bà Chi và Danh sẽ tiếp tục kê biên để phục vụ thi hành án.Về phần dân sự, HĐXX buộc tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh bồi thường toàn bộ số tiền mà những công ty do Danh lập ra để rút tiền ra khỏi VNCB. Thậm chí cả Danh và vợ bị cáo (Quách Kim Chi) phải dùng tài sản chung (tỷ lệ bà Chi sở hữu 20%) để thi hành án.Về số tiền 5.190 tỷ đồng trong tài khoản bà Trần Ngọc Bích mà ông Danh chỉ đạo chuyển qua tài khoản ông Trần Quý Thanh là tang vật vụ án, sẽ được thu hồi.Những giám đốc "bù nhìn" do Phạm Công Danh lập nên không hưởng lợi trong vụ án này nên không phải liên đới, bồi thường.Phần tiền gần 1.000 tỷ mà Phạm Công Danh chuyển cho bà Hứa Thị Phấn – người đã bán cổ phần ngân hàng Trustbank cho danh để tái cơ cấu - là phạm tội mà có, buộc phải trả lại để thi hành án.HĐXX cũng đề nghị khởi tố nhóm Phú Mỹ tại tòa vì những sai phạm trong quá trình điều hành ngân hàng TrustBank. Đối tượng Trang "phố núi" cũng bị đề nghị khởi tố vì có liên quan đến vụ án, song hiện đã xuất cảnh đi nước ngoài.

Phạm Công Danh bị tuyên phạt 30 năm tù và buộc phải khắc phục hậu quả của vụ án. Ảnh: Hồ Đông-Zing.

Một số điểm chú ý của vụ ánTháng 11/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu.Sau khi tham gia tái cơ cấu TrustBank thành ngân hàng Xây dựng, Danh với tư cách của cổ đông lớn- Tập đoàn Thiên Thanh cùng các cấp dưới đã tiến hành nhiều giao dịch cho vay vi phạm quy định, lập hồ sơ khống, mua bán khống với nhiều công ty “sân sau” để rút tiền ngân hàng.Bị cáo Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.000 tỷ đồng của nhóm bà Bích nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỷ đồng.Ngoài ra, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỷ khi cùng hơn 30 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỷ đồng (trong đó có 12 công ty của Phạm Công Danh lập nên, đưa tài xế, người rửa xe, bảo vệ lên làm giám đốc). Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", gây thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng.HĐXX không chấp nhận quan điểm của luật sư khi cho rằng thân chủ mình không phạm tội hay đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. HĐXX cũng bác bỏ quan điểm của luật sư khi cho rằng quyết định số 12 là trái pháp luật vì Trustbank làm ăn thua lỗ nên NHNN mới đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt.Tương tự, đối với hành vi "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", HĐXX cho rằng cáo trạng truy tố các bị cáo về tội danh trên với tổng thiệt hại 2.095 tỷ đồng là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật. HĐXX xét thấy tội danh mà VKS đã truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội.

Thu Hằng (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...