Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng tỷ lệ vốn góp dự án PPP lên 80%

Trong phiên họp sáng 9/11, liên quan đến đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhiều đại biểu đã đưa ra đề xuất nâng tỷ lệ vốn tham gia dự án giao thông PPP…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình)
Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình)

Quốc hội đã thảo luận về dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Đa số đại biểu đều đồng ý với đề xuất tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP.

Theo đó, đại biểu Quốc hội đã nêu ra ý kiến đề xuất tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Được biết, hiện nay Chính phủ đang đệ trình tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn so với tỷ lệ quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) là 70%.

Tuy nhiên, đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng Chính phủ có thể tham chiếu Nghị quyết thí điểm của TP.HCM, nhưng không nhất thiết lấy đúng tỷ lệ này.

Đại biểu nhấn mạnh: “Do bối cảnh các công trình, dự án của TP.HCM rất khác, bài toán về hiệu quả kinh tế, bài toán về các nhà đầu tư cũng khác, tham chiếu nhưng không nhất thiết áp dụng tỷ lệ vốn góp 70%”.

Theo ông, việc xác định tỷ lệ hợp lý cần không làm mất đi tính chất hợp tác công tư và cần cân bằng tính khả thi của tỷ lệ này. Đại biểu đề nghị Chính phủ nên cân nhắc kỹ lưỡng nâng tỷ lệ góp vốn của Nhà nước khi tham gia dự án PPP lên 80%.

Đại biểu Phan Đức Hiếu cho biết, đây là tỷ lệ tối đa phần vốn Nhà nước có thể tham gia và tạo dư địa cho các địa phương đàm phán với nhà đầu tư. Tùy từng hoàn cảnh, mỗi địa phương có những phương án riêng và tỷ lệ tham gia góp vốn của Nhà nước có thể dưới tỷ lệ tối đa cho phép. Điều này cũng giúp giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) bày tỏ ủng hộ quan điểm nếu TP.HCM hay Hà Nội có thể đề ra yêu cầu là không vượt quá 70% thì những dự án ở vùng xa xôi, vùng núi Tây Nguyên hay là Tây Bắc thì cũng nên được hưởng điều kiện ưu tiên như vậy, thậm chí có thể tăng lên 80 – 85%.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án PPP là vấn đề khó và nhạy cảm. Trước đây không quy định tỷ lệ, sau này có Luật PPP đưa ra tỷ lệ 50%.

Bên cạnh đó, qua tính toán cho thấy mức 70 – 75% là hợp lý. Tuy nhiên, một số dự án có thể cao hơn song từng dự án cụ thể, tùy khả năng cân đối vốn của Nhà nước để quyết định tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội để trong thời gian tới rà soát nghiên cứu sửa đổi Luật PPP.

Có thể bạn quan tâm