Đại biểu quốc hội ủng hộ đề xuất giảm phí trước bạ ô tô

Nêu dẫn chứng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đại biểu Lê Văn Dũng (đoàn Quảng Nam) đã thẳng thắn đề xuất nên giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước...

Theo đó, đại biểu Lê Văn Dũng cho rằng, trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế, xã hội còn một số tồn tại, hạn chế, Chính phủ, các bộ ngành sớm sửa đổi, bổ sung những nghị định, thông tư, văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, bất cập để tháo gỡ nút thắt đang trói buộc quá trình thực hiện của cấp dưới, đặc biệt trong việc giải ngân vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 

Trong đó, đại biểu Lê Văn Dũng nêu dẫn chứng cụ thể, trước điều kiện sản lượng tiêu thụ ô tô trên thị trường sụt giảm, doanh nghiệp lắp ráp ô tô đã loay hoay tìm nhiều giải pháp thu hút người mua.

"Nhưng nếu một mình doanh nghiệp hành động sẽ khó, Chính phủ nên xem xét thực hiện một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước", đại biểu Lê Văn Dũng nói và đưa ra trường hợp thực tế là đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (VAT) với doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước hết năm 2023, giảm phí trước bạ ô tô trong nước ở mức 50% thêm một thời gian để doanh nghiệp ngành này vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện nay, tiếp tục phát triển.

giảm phí trước bạ ô tô
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Dũng (Quảng Nam)

Hiện nay, về việc giảm phí trước bạ ô tô đang có 2 luồng ý kiến trái chiều.

Thứ nhất, Bộ Công thương cho rằng trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ tiếp tục thực hiện giảm phí trước bạ.

Bộ Công thương cho rằng, việc giảm phí trước bạ không giảm thu thu ngân sách mà còn tăng, nhờ tăng thu ở một số loại thuế khác.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại phản đối đề nghị giảm phí trước bạ vì lo giảm thu ngân sách.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong các năm trước về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung…

Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề uất nên áp dụng chính sách giảm thuế VAT từ 1 năm đến 1 năm rưỡi.

Theo đại biểu Trần Thị Vân, giảm thuế VAT 2% giúp người dân được hưởng lợi trực tiếp từ giải pháp này do doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp kích cầu tiêu dùng tốt hơn, đẩy mạnh luân chuyển hàng hoá và sản xuất, qua đó mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.

Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Thị Vân, đề xuất giảm thuế của Chính phủ chỉ trong 6 tháng là quá ít, không thể kích cầu được. Do đó, đại biểu Trần Thị Vân đề xuất áp dụng chính sách này trong ít nhất từ 1 năm đến 1 năm rưỡi để thấy chính sách phát huy hiệu quả

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...