Đài Loan rút đi, Vĩnh Phúc xin chi ngân sách đầu tư khu công nghiệp trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có tờ trình đề nghị Thủ tướng cho chủ trương đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bá Thiện sau 2 lần đầu giá không thành.
Đài Loan rút đi, Vĩnh Phúc xin chi ngân sách đầu tư khu công nghiệp trăm tỷ đồng

Số vốn đầu tư dự kiến khoảng 400 tỷ đồng, tờ trình chưa nêu rõ số vốn ứng trước của doanh nghiệp và từ ngân sách cụ thể là bao nhiêu.

Tại tờ trình, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, KCN Bá Thiện (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Quản lý và phát triển hạ tầng Compal – Đài Loan (CDM) đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật.

CDM được UBND Vĩnh Phúc giao đất từ ngày 9/1/2008 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2011 CDM đã không triển khai xây dựng tiếp. Do CDM chậm trễ trong việc hoàn thiện hạ tầng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hồi đất, lần thứ nhất thu hồi 223,25ha vào tháng 9/2013 và lần thứ 2 thu hồi toàn bộ vào 30/6/2014.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trong điều kiện hơn 6 năm chậm khai thác quỹ đất KCN Bá Thiện, các hộ dân có đất bị thu hồi đã nhiều lần kiến nghị với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh sớm đưa vào sử dụng hiệu quả quỹ đất KCN này, tạo việc làm cho nhân dân địa phương.

Do đó, để giải quyết bức xúc và tạo việc làm cho người dân đồng thời đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thuê đất thực hiện dự án. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng vốn ứng trước của các nhà đầu tư thuê đất và một phần vốn ngân sách để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật KCN Bá Thiện giai đoạn 1 là 54,2ha.

Đối với phần diện tích còn lại 247,66ha UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập Hội đồng đấu giá quyền thuê đất, định giá tiền thuê đất và tài sản trên đất (phần hạ tầng do CDM đã đầu tư) là 886 tỷ đồng. Tuy nhiên, đã qua 2 lần đấu giá vào tháng 7 và tháng 9/2016 không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ đăng ký đấu giá.

UBND Vĩnh Phúc cũng cho biết, qua khảo sát, đánh giá, để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 247,66ha còn lại chỉ thực hiện công việc san nền phần còn lại, thi công mặt đường, vỉa hè, điện chiếu sáng, trồng cây xanh với số vốn đầu tư 400 tỷ đồng. Như vậy, đã giảm nhiều so với số tiền được định trước đó, khiến 2 lần đầu giá ế ẩm.

“Sau khi đầu tư hạ tầng, số tiền dự kiến cho thuê hạ tầng và thuê đất thô thu được từ các doanh nghiệp thuê đất đảm bảo được khả năng hoàn trả ngân sách phần vốn ứng trước (nếu có), đồng thời ổn định và tạo mặt bằng giá thuê hạ tầng KCN hợp lý, hấp dẫn nhà đầu tư”, tờ trình cho biết.

Theo UBND Vĩnh Phúc, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng KCN Bá Thiện bằng vốn ứng trước của của doanh nghiệp và từ ngân sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với quỹ đất sạch có hạ tầng để đầu tư sản xuất.

Thứ 2, tạo ra quỹ đất sạch có giá cho thuê hạ tầng hợp lý để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, cải thiện môi trường đầu tư.

Thứ 3, giúp tỉnh chủ động quỹ đất để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư lớn đang xem xét đầu tư vào KCN này như Hyosung (Hàn Quốc) với dự án sản xuất săm lốp ô tô và Dimora (Hoa Kỳ) với dự án sản xuất ô tô điện.

“UBND tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm bảo toàn vốn và hoàn trả ngân sách số tiền sử dụng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Bá Thiện”, tờ trình của UBND Vĩnh Phúc cam kết.

KCN Bá Thiện có diện tích 325,75 ha trong đó đất công nghiệp là 202,82 ha, đã cơ bản bồi thường, giải phóng mặt bằng xong từ cuối năm 2007, một số tồn tại đã giải quyết xong hoàn toàn từ tháng 3/2010.

Theo Anh Thư/Dantri.com.vn 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...