Danh sách 123 thủ tục hành chính Bộ trưởng Công Thương yêu cầu đơn giản hóa và xóa bỏ

Việc xóa bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Công Thương nằm trong mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới một Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh ng
Danh sách 123 thủ tục hành chính Bộ trưởng Công Thương yêu cầu đơn giản hóa và xóa bỏ

Danh mục 15 thủ tục hành chính được bãi bỏ và 108 thủ tục hành chính đơn giản hóa vừa được Bộ Công Thương công bố tại Quyết định số 4846/QĐ-BCT. Cụ thể:

Lĩnh vực kiểm tra chất lượng thép sản xuất, nhập khẩu, bãi bỏ các TTHC sau: Cấp xác nhận kê khai nhập khẩu thép”; Cấp Quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm chất lượng thép; Cấp Thông báo chấp thuận đồng ý áp dụng hình thức kiểm tra giảm của Bộ Công Thương; Cấp Bản xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép; Cấp Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.

Lĩnh vực thương mại quốc tế, đơn giản hóa các trường hợp phải xin cấp giấy phép: Doanh nghiệp FDI không phải làm thủ tục xin quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; Đơn giản hóa các trường hợp phải xin cấp giấy phép: Mở rộng quyền bán buôn các mặt hàng là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quyền phân phối bán buôn chỉ giới hạn trong phạm vi một số ngành hàng nhất định thuộc danh mục do Bộ Công Thương ban hành; Đơn giản hóa hồ sơ cấp giấy phép: bỏ tài liệu hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Lĩnh vực công nghiệp nặng: bãi bỏ TTHC “Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn nhóm A”; Bãi bỏ TTHC “Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn nhóm B, C”.

Lĩnh vực kinh doanh phân bón: Phân cấp thực hiện TTHC việc cấp/cấp lại/điều chỉnh giấy phép sản xuất phân bón vô cơ... cho Sở Công Thương các tỉnh; Sửa đổi điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 29/2014/TT-BCT như sau: “d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt"...

Lĩnh vực kinh doanh tiền chất công nghiệp: Sửa Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP: bãi bỏ thành phần hồ sơ “văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu của nước có hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu” đối với hồ sơ xin xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Theo đó, thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp gồm: i) Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; ii) Hợp đồng mua bán tiền chất công nghiệp hoặc thỏa thuận bán hàng, mua hàng, bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại).

Lĩnh vực hóa chất: bãi bỏ TTHC “Xác nhận khai báo hóa chất sản xuất”; Đơn giản hóa TTHC như sau: Thực hiện Khai báo hóa chất nhập khẩu dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện qua hệ thống hải quan một cửa quốc gia...

Lĩnh vực điện lực: bỏ yêu cầu thực hiện Xác nhận phù hợp quy hoạch đối với các công trình trung áp có công suất dưới 2000 KVA; Đơn giản hóa hồ sơ thỏa thuận đấu nối vào lưới điện trung áp.

Lĩnh vực kinh doanh khí: Sửa đổi hình thức “bản sao” được quy định tại Điều 44 và Điều 48 Thông tư số 41/2011/TT-BCT như sau: “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu”; Bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua mạng internet theo hình thức dịch vụ công trực tuyến; Sửa thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG từ “2 năm” thành “5 năm”.

Lĩnh vực năng lượng: bãi bỏ TTHC “Đăng ký hỗ trợ đầu tư phát triển dự án điện gió không nối lưới“; Điều chỉnh quy định về “đánh giá và cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng trước khi nhập khẩu” thành “đánh giá và cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường” tại Điều 8 Thông tư số 07/2012/TT-BCT; Đơn giản hóa thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Lĩnh vực an toàn thực phẩm: Về thời hạn thực hiện, sửa mốc thời gian “kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử” thành “kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ”; Bổ sung quy định rõ 03 hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp tại cơ quan thực hiện TTHC; gửi qua bưu điện và nộp qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thực hiện TTHC.

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu: Thời gian cấp phép giảm từ 20 ngày xuống 15 ngày đối với Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp; Thời gian yêu cầu bổ sung hồ sơ từ 7 ngày xuống 3 ngày; Đơn giản hóa điều kiện sản xuất rượu công nghiệp: “2. Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt”.

Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: Quy định rõ hơn các hình thức nộp hồ sơ (trực tiếp, qua bưu điện và qua internet).

Lĩnh vực xúc tiến thương mai: Điều chỉnh quy định về thời gian yêu cầu phải thông báo thực hiện khuyến mại “7 ngày trước khi thực hiện khuyến mại” thành “Trước khi thực hiện khuyến mại”.

Lĩnh vực xuất, nhập khẩu: Bãi bỏ bản chính hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; Bãi bỏ bản chính hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; Bãi bỏ bản chính hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo...

Lĩnh vực quản lý cạnh tranh: bỏ TTHC “Chỉ định cơ sở Đào tạo viên bán hàng đa cấp”.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...