Dấu hỏi 1.775 tỷ đồng của Nam A Bank cho bên liên quan "sếp" nào vay?

Trong báo cáo tài chính gần nhất mà Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) công bố, tính đến cuối quý I năm 2016, dư nợ tiền vay của các bên có liên quan với thành viên hội đồng quản trị và ban điều hành c
Dấu hỏi 1.775 tỷ đồng của Nam A Bank cho bên liên quan "sếp" nào vay?

Con số dư nợ nêu trên là thực sự đáng kể, bởi lẽ, nó đã chiếm đến 8% tổng dư nợ cho vay khách hàng của Nam A Bank (22.354 tỷ đồng). Nên nhớ, dư nợ cho vay khách hàng là các bên liên quan của Sacombank – nhà băng lớn nhất trong khối các NHTMCP (tổng tài sản gấp gần 9 lần Nam A Bank) – cũng chỉ là 617 tỷ đồng.

Vì Nam A Bank không thuyết minh chi tiết nên chưa rõ các bên liên quan đó là những ai và là những tổ chức nào, quan hệ tín dụng cụ thể ra sao. Chỉ biết, “các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động”.

Cụ thể hơn, đó là các bên có thành viên là nhân sự chính trong ban quản trị, ban điều hành Nam A Bank; hay chính là các thành viên mật thiết trong gia đình của bất kỳ cá nhân nào trong ban quản trị, ban điều hành của Nam A Bank. Ở một giác độ nào đó, có thể hiểu các bên liên quan mà báo cáo tài chính đề cập ở trên chính là những người thân hay công ty “sân sau” của các lãnh đạo chủ chốt tại ngân hàng.

“Bên liên quan” Hoàn Cầu

Tại thời điểm phát hành BCTC Quý I/2016, Hội đồng Quản trị Nam A Bank gồm 5 thành viên là các ông/bà: Phan Đình Tân (Chủ tịch); Nguyễn Quốc Mỹ (Phó Chủ tịch); Lương Thị Cẩm Tú (Thành viên); Võ Thị Tuyết Nga (Thành viên); Lê Thanh Đạm (Thành viên độc lập).

Còn Ban Tổng giám đốc (ban điều hành) gồm 8 thành viên, bao gồm các ông/bà: Lương Thị Cẩm Tú (Tổng Giám đốc); Võ Thị Tuyết Nga (P.TGĐ); Nguyễn Danh Thiết (P.TGĐ); Nguyễn Bình Phương (P.TGĐ); Nguyễn Vĩnh Lợi (P.TGĐ); Nguyễn Thị Xuân Thủy (P.TGĐ); Trần Khải Hoàn (P.TGĐ), Võ Việt Trung (P.TGĐ).

Tuy nhiên, sau ĐHĐCĐ thường niên 2016 diễn ra vào ngày 15/04, cơ cấu lãnh đạo Nam A Bank đã có nhiều thay đổi. Theo đó, ông Nguyễn Quốc Toàn - sau gần 9 tháng rời vị trí và được thay thế bởi ông Phan Đình Tân trong Đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào tháng 7/2015 – đã chính thức trở lại ghế quản trị cao nhất. Cùng với đó, ông Trần Ngô Phúc Vũ (nguyên là Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của Nam A Bank) – sau cuộc biệt phái bất thành sang Eximbank – cũng đã trở lại chốn cũ.

Về các bên liên quan của Nam A Bank, lâu nay thị trường vẫn hiểu mối quan hệ giữa ngân hàng này với Tập đoàn Hoàn Cầu (Công ty TNHH Hoàn Cầu) và gia đình người sáng nghiệp tập đoàn này - lão bà tỷ phú Trần Thị Hường (Tư Hường).
Thực tế thì cơ cấu lãnh đạo hiện tại của Nam Á cũng cho thấy rất rõ điều này. Có thể kể đến như việc ông Nguyễn Quốc Toàn - thứ nam của lão bà Tư Hường, anh trai của ông Nguyễn Quốc Mỹ - ngoài chức vụ ở Nam Á còn đang đồng thời đảm nhận cương vị Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoàn Cầu kiêm Tổng giám đốc Công ty Hoàn Cầu Nha Trang, Tổng giám đốc Công ty Hoàn Cầu Khánh Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty thương mại Hoàn Cầu và Thành viên Hội đồng Công ty cổ phần Sài Gòn Nhà Đất.
Hay như ông Phan Đình Tân, người đang đồng thời đảm nhận cương vị Tổng giám đốc Tập đoàn Hoàn Cầu. Dễ hiểu khi đại bản doanh Nam A Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu lại có chung địa chỉ: 201 – 203 Cách Mạng Tháng 8, Phường 4, Quận 3, TP. HCM.
Được biết, gia đình bà Tư Hường hiện đang là nhóm cổ đông cá nhân lớn nhất tại nhà Nam A Bank, với tổng sở hữu hơn 11,63% (theo thông tin bản cáo bạch 2015). Trong đó, ông Toàn nắm 15 triệu cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ công ty, bà Trần Thị Hường nắm 0,47%; ông Nguyễn Quốc Mỹ nắm 4,31%; bà Nguyễn Thị Xuân Loan (em gái ông Toàn) nắm 0,65%; bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc (em gái ông Toàn) nắm giữ 0,38%; ông Nguyễn Chấn (chồng bà Hường) nắm giữ 0,82%.
Tương sinh
Chưa rõ Tập đoàn Hoàn Cầu đang vay bao nhiêu trong tổng số dư nợ là 1.774.914 triệu đồng của các bên có liên quan với thành viên hội đồng quản trị và ban điều hành của ngân hàng tại Nam A Bank, tuy nhiên, theo một số tài liệu mà VietTimes thu thập được thì quan hệ tín dụng giữa Hòa Cầu và Nam Á là khá bền chặt.

Nhiều động sản của Tập đoàn Hoàn Cầu đã được “cắm” trực tiếp tại Nam A Bank để đảm bảo cho các khoản vay. Có thể kể đến như quyền tài sản phát sinh từ lô C1 thuộc dự án khu dân cư Tân Thuận Tây, tại phường Bình Thuận và phường Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp. HCM; Quyền khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại thửa đất rộng 264.594,5 m2, bên sườn phía Tây núi Hòn Chà, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Tất nhiên, Tập đoàn Hoàn Cầu và các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn này sẽ không chỉ vay vốn từ mỗi Ngân hàng Nam Á; cũng như Nam A Bank sẽ không phải là nhà tài trợ vốn duy nhất cho các dự án của Tập đoàn Hoàn Cầu.

Song trên thực tế,  nếu muốn, sẽ không thiếu con đường để điều tiết dòng vốn huy động từ ngân hàng đến đến các doanh nghiệp thân hữu một cách kín đáo. Một cách làm kinh điển, đã từng được “ông bầu” nổi tiếng Nguyễn Đức Kiên sử dụng thuở còn tại vị ở ngân hàng ACB là ủy thác qua bên thứ ba. Tức là chọn một ngân hàng trung gian B, ngân hàng thân hữu A sẽ thực hiện gửi tiền (hoặc cho vay) sang ngân hàng trung gian này, sau đó, ngân hàng trung gian B sẽ cho doanh nghiệp thân hữu của ngân hàng A vay lại.

Trở lại với Tập đoàn Hoàn Cầu, được biết, tập đoàn này và các công ty thành viên đang có quan hệ tín dụng với một số ngân hàng như BIDV, Sacombank, Viet Capital Bank… Trong số đó, Viet Capital Bank là nhà băng mà Nam A Bank từng nắm giữ 3,51% vốn. Theo tìm hiểu, tháng 9/2013, Công ty TNHH Hoàn Cầu đã sử dụng 1,35 triệu cổ phiếu của CTCP Thương Mại Hoàn Cầu và gần 13 triệu cổ phiếu của CTCP Sài Gòn Nhà Đất để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại Viet Capital Bank.

Hay như vào tháng 5/2015, Công ty TNHH Hoàn Cầu cũng sử dụng toàn bộ lợi tức, nguồn thu, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư số 28/HTĐT/2014 ngày 4/12/2014 giữa công ty TNHH Hòa Cầu Khánh Hòa (bên góp vốn) và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang (bên nhận góp vốn), trị giá 1.400 tỷ đồng để đảm bảo cho khoản vay tại NH Sacombank, Chi nhánh Hưng Đạo.

Câu hỏi đặt ra là con số dư nợ thực sự của các bên có liên quan với thành viên hội đồng quản trị và ban điều hành Nam A Bank tại chính ngân hàng này liệu có chỉ dừng lại ở con số 1.774.914 triệu đồng và câu chuyện trả nợ gốc, lãi vay đã được xử lý ra sao....

Ninh Giang – Hoàng Nguyên

Theo Viettimes - Tiêu đề đã được Thương gia đổi tên

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...