Đầu tư SCIC muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu MBB

Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) đã đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu MBB với giá trị giao dịch ước tính gần 55 tỷ đồng...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đầu tư SCIC muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu MBB
Đầu tư SCIC muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu MBB

Mới đây, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) - công ty con của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.

SIC cho biết, thời gian giao dịch bắt đầu từ ngày 26/9 đến ngày 24/10 với phương thức thực hiện giao dịch là thỏa thuận và/ hoặc khớp lệnh.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/9, giá cổ phiếu MBB tăng nhẹ lên mức 18.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu giao dịch thành công SIC dự kiến sẽ chi gần 55 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.

Ảnh chụp Màn hình 2023-09-27 lúc 19.04.59.png
Diễn biến cổ phiếu MBB trong thời gian qua

Tính đến thời điểm hiện tại, SIC đang sở hữu 1,38 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng với tỷ lệ 0,0265%. Theo đó, sau giao dịch trên, SIC sẽ nắm 4,38 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,084%.

Cách đây không lâu, ngân hàng MB đã thông báo mua lại trái phiếu MBBL2128007 theo phương thức mua lại trực tiếp từ nhà đầu tư với khối lượng giao dịch dự kiến mua lại 100 tỷ. Thời gian dự kiến tổ chức mua lại từ 4/10/2023.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023, ngân hàng MB ghi nhận tổng tài sản hơn 806 ngàn tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ MB tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ đạt 11.950 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 7,1% đạt 12.735 tỷ đồng.

Số tiền gửi của khách hàng hợp nhất đạt 475.406 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA của MB đạt 37,06%, trong nhóm 1, cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần. Quy mô tiền gửi CASA tiếp tục giữ vững ở top đầu toàn ngành.

Tăng trưởng tín dụng là một trong những điểm sáng ở MB trong 6 tháng đầu năm nay với dư nợ của ngân hàng MB hợp nhất tăng 10,6% so với đầu năm, trong đó dư nợ quý 2 tăng trưởng tốt hơn so với quý 1 (tăng trưởng 6,8% so với quý 1 tăng 3,7%).

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của MB tăng nhẹ so với cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ghi nhận mức 1,33% (bao gồm trái phiếu tổ chức kinh tế), trong đó riêng ngân hàng là 1,12% và thấp hơn so với mức 1,76% cuối quý 1. Kết quả này có được nhờ Ngân hàng đã có sự chuẩn bị trước, trích lập đầy đủ một số khoản nợ tái cơ cấu thời kỳ Covid có vấn đề, để chuẩn bị cho những tình huống xấu.

Chi phí hoạt động của MB cũng được kiểm soát theo kế hoạch. Theo đó, tỷ lệ CIR tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (32,79% so với 32,63% cùng kỳ năm 2022).

Có thể bạn quan tâm