Đầu tư Skyway: Mua niềm tin - Bán tương lai? (Tiếp)

Nếu các nhà đầu tư tin tưởng vào giá trị của dự án kèm theo đó là giấc mơ "đổi đời" khi Skyway niêm yết trên sàn chứng khoán - trở thành triệu phú thì họ đang thực sự nắm trong tay chìa khoá nào để là
Đầu tư Skyway: Mua niềm tin - Bán tương lai? (Tiếp)

Triệu phú khi Skyway IPO: Bánh vẽ trên... lời nói

Với hàng loạt các thông tin khó có thể chứng thực như trên, bao giờ Skyway có thể chứng minh tính khả thi để áp dụng tại các quốc gia kể trên để trở thành “công trình thật” nhằm đạt đủ các điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán Caymand - The Cayman Islands Stock Exchange (CSX) mà Skyway đã đề cập? 

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều người đầu tư hoặc quan tâm đến dự án này. Chỉ cần tìm kiếm với từ khoá “Skyway” trên facebook, đã xuất hiện ít nhất 5 nhóm liên quan đến dự án với lượng thành viên đông đảo. Có nhóm lên đến 5,5 nghìn thành viên với trung bình 7 bài viết/ngày.


Hầu hết, mọi bài post đều liên quan đến thắc mắc và thảo luận của nhà đầu tư về cách thức “mua cổ phiếu trả góp”, những thông tin cập nhật về việc xây dựng được quản trị viên post lên cùng một vài clip khác liên quan đến dự án.

Trong đó, clip đăng lên vào ngày 1/3/2019, ghi lại việc một nhà đầu tư có tên Phương Ly – tự xưng là Leader Manager của Tập đoàn Skyway có mặt tại thành phố Sharjah - Dubai để thăm công trình xây dựng nhà ga chính của dự án.

>> Link clip: Mời ACE Cổ đông skyway đến tận công trường Skyway tại Dubai

Mục đích của clip nhằm khẳng định, dự án là có thật và đang được triển khai tại Dubai. Xuất hiện trong clip, Thuỷ (cũng được giới thiệu là một leader manager tại Skyway Invest Group, sinh sống tại Dubai) cho biết, trong 42 trụ cột của nhà ga chính, đã có 14 trụ cột xây xong. “Rất nhanh thôi, công trình sẽ hoàn thành. Dự kiến trong tháng 6 tới sẽ đưa mọi người đến tham quan dự án”, anh Thuỷ này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, anh Thuỷ lại nói rằng, đây chỉ là “nhà ga thử nghiệm”, nằm trong Công viên công nghệ (Technology Park). Như vậy, đây vốn là “mô hình” để khách hàng, nhà đầu tư tham khảo về dự án. Công trình này, nếu là công trình “thử nghiệm”, vốn không nằm trong “quy hoạch” của dự án mà Skyway đã ký kết với chính phủ Dubai. Vậy, liệu dự án mà Skyway tuyên bố là đã được ký kết với quốc gia này đã thực sự triển khai chưa? Và nếu có, nó đang nằm ở đâu tại thành phố Sharjah?

Ngày 3/5, tức cách đây ít ngày, một sự kiện “Lễ giới thiệu đại diện uỷ quyền quốc tế và Việt Nam của Skyway” cũng đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của Chủ tịch Skyway, ông Anatoly Yunitskiy. Nhiều chuyên gia kinh tế đã đến tham dự và tràn trề hy vọng về một công trình có thể giải quyết “vấn nạn giao thông” tại Việt Nam. Nhưng ngay sau buổi giới thiệu này, sau khi tìm hiểu thêm các thông tin khác, chính vị chuyên gia kinh tế đầu ngành đã tham dự sự kiện ấy cho biết: "Cần rất thận trọng, đừng để bị lừa”. Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, chính ông Anatoly Yunitskiy cũng chưa trình bày được bất kỳ dự án nào đã hoạt động, chỉ giới thiệu về một dự án ở Dubai mới được ký ngày 30/4/2019. 

Vậy cuối cùng, công trình nhà ga đang xây dựng trong clip của chị Phương Ly kể trên, là dự án nằm trong “công trình thử nghiệm” hay thật sự là công trình nằm trong “hợp đồng” đã được ký kết với Chính phủ Dubai? Và hợp đồng đó chính xác được ký vào thời điểm nào? Trước khi Leader Manager Phương Ly của Tập đoàn Skyway công bố trong clip hay mới chỉ được ký vào ngày 30/4/2019??? 

Và, nếu bỏ qua những gì mà Leader Manager Phương Ly trình bày về dự án, nếu chỉ nhìn vào những hình ảnh trong clip thì "Đại công trường của Skyway" hầu như chỉ là một bãi đất trống, không hề thấy bóng dáng của máy móc, cẩu trục... Những hình ảnh ấy không hề giống với bóng dáng của một công trình giao thông trị giá "tỷ đô"?

Trong khi đó, Skyway đã tiến hành kêu gọi vốn, triển khai kế hoạch Pre – IPO từ năm 2014 để xây dựng nhà ga thử nghiệm. Năm 2016, Tập đoàn này thông báo kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên CSX. Nhưng rồi kế hoạch IPO lần lượt bị rời từ 2016 qua 2017, rồi lại từ 2017 qua 2018. Và đến những ngày cuối năm 2018, khi các nhà đầu tư tỏ ra nóng ruột về cơ hội "hiện thực hóa lợi nhuận" thì thông tin nhận được là kế hoạch IPO của Skyway tiếp tục được lùi qua... 2020. Và các nhà đầu tư lại ngậm ngùi chờ.

Hãy nhớ, điều kiện để được niêm yết trên CSX gồm: nhà phát hành cổ phiếu phải nộp báo cáo về hoạt động của công ty trong ít nhất 18 tháng trước ngày báo cáo được công bố; Báo cáo tài chính trong ít nhất ba năm, được thực hiện theo đúng luật pháp tại quốc gia của nhà phát hành cổ phiếu và được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.

Hiện, báo cáo tài chính của Skyway đã có từ năm 2015 đến 2017 nhưng chưa được kiểm toán. Riêng báo cáo tài chính năm 2018, Skyway khẳng định, đã được kiểm toán bởi KPMG – một trong Big 4 của ngành kiếm toán thế giới. Nhưng, đến nay, báo cáo này vẫn chưa được công bố.

Và để IPO vào năm 2020, thậm chí là cuối năm 2020, ngay từ bây giờ, Skyway đã phải thực hiện các yêu cầu trên. Vậy, việc Skyway IPO theo kế hoạch liệu có khả thi hay sẽ được thông báo tiếp tục lùi lại? 

Các báo cáo tài chính được Skyway đăng tải - Nguồn: https://world-bank.cf/
Các báo cáo tài chính được Skyway đăng tải - Nguồn: https://world-bank.cf/

Đến đây, câu hỏi của nhiều người chính là: 

- Đang xây dựng "nhà ga thử nghiệm", Skyway vẫn chưa hoàn thiện dự án để đi vào hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận. Vậy, lấy đâu ra các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động... để hoàn thiện báo cáo tài chính? 

- Các báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 và cả năm 2018 chưa được công bố phản ánh những gì về hoạt động của Skyway khi tập đoàn này không hề kinh doanh? Vốn kêu gọi được trong suốt thời gian từ năm 2014 được sử dụng cho những mục đích nào: Liên tục nghiên cứu, xây dựng công trình thử nghiệm hay tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên toàn thế giới về dự án?

- Các báo cáo tài chính từ 2015 đến 2017 hoàn toàn bằng Tiếng Nga. Vậy, Skyway đã có giải pháp nào để “dịch” sang Tiếng Anh nhằm minh bạch hoá với các nhà đầu tư toàn thế giới, chuẩn hoá thông tin theo quy chuẩn quốc tế và phục vụ yêu cầu kiểm toán để IPO? 

Giờ đây, Skyway đã có đại diện chính thức tại Việt Nam. Những câu hỏi trên có lẽ sẽ được sớm trả lời. Nhưng câu trả lời ấy sẽ đến từ đâu: Trên trang web của dự án, trên trang web kêu gọi vốn dành cho cổ đông, trên trang web cá nhân của chính nhà phát minh ra Skyway hay tiếp tục là lời “truyền miệng” từ những người trong cuộc như chị Ly, anh Thuỷ?

Với lễ ra mắt "Đại diện Ủy quyền quốc tế và Việt Nam" ngày 3/5, nhiều nhà đầu tư sẽ có thêm niềm tin vào dự án nhưng tương lai của số tiền họ đã bỏ ra thì lại chưa biết lấy gì để đảm bảo...

Xem thêm

Đầu tư Skyway: Mua niềm tin - Bán tương lai?

Đầu tư Skyway: Mua niềm tin - Bán tương lai?

Đó có lẽ là câu chính xác nhất với những người tham gia Skyway. Người bỏ tiền đầu tư giống như mua một món hàng "bằng niềm tin", người ra sức mời chào nhà đầu tư thì dùng những "chiêu thức" tinh vi, v

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…