Giá vàng đang ở quanh mức 1.500 USD/ounce, so với mức 1.300 USD/ounce ghi nhận hồi đầu năm nay. Chốt phiên giao dịch tuần qua, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.513,80 USD/ounce. Tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng giao ngay tăng hơn 1%. Trong khi đó, giá vàng Mỹgiao kỳ hạn khép lại phiên 16/8 hạ 0,5% xuống 1.523,6 USD/ounce.
Một số nhà phân tích tăng giá trong dài hạn cũng đang trở nên thận trọng vì vàng dường như đang thử nghiệm sức đề kháng dài hạn. Một số chuyên gia dự báo vàng có thể giám về mức 1.480 USD/ounce và tăng lại lên mức cao 1.575 USD/ounce.
Cụ thể, trong số 17 chuyên gia thị trường đã tham gia cuộc khảo sát Phố Wall, có 10 người (chiếm 59%) kêu gọi vàng sẽ cao hơn vào tuần tới. Trong khi đó, 3 nhà phân tích (18%) cho biết họ đang bi quan về vàng trong thời gian tới. 4 người tham gia (đạt 24%) đã thấy giá vàng giao dịch đi ngang vào tuần sau.
Cuộc thăm dò trực tuyến Main Street của Kitco có 1140 người tham gia trả lời. Tổng cộng có 815 cử tri (chiếm 71%) kêu gọi vàng tăng thêm. 168 người tham gia khác (tương đương 15%) dự đoán vàng sẽ giảm. 156 cử tri còn lại (hay 14%) nhìn thấy một thị trường đi ngang.
Ông Stan Bharti, Giám đốc điều hành của ngân hàng thương mại tư nhân Forbes & Manhattan dự báo, giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2020. Gần hơn, chuyên gia này dự kiến giá vàng nhảy vọt từ mức trung bình 1.480 USD/ounce lên 1.600 USD/ounce trong quý tiếp theo.
Giá vàng trong nước đang trong giai đoạn biến động mạnh do ảnh hưởng của giá vàng thế giới, nên các công ty kim hoàn trong nước khá thận trọng, áp dụng mức chênh lệch lớn giữa giá mua và bán ra có lúc lên tới 600.000 – 800.000 đồng/lượng. Khách giao dịch vàng vào những thời điểm như thế này này sẽ chịu "thiệt" nhiều hơn, vì phải bán với giá thấp hơn và mua với giá cao hơn.
Mức giá này tương đương khoảng 42,3 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do, cao hơn giá vàng SJC bán lẻ từ 100.000 – 400.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước thế giới bị thu hẹp do giá vàng trong nước giảm chậm hơn.