Đẩy nhanh cổ phần hoá đối với Agribank

Một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Quyết định số 1963/NHNN vừa ban hành là yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Đẩy nhanh cổ phần hoá đối với Agribank

Thống đốcNgân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa ban hành Quyết định số 1963/NHNN về Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu của quyết định là thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí triệt để trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành. Từ đó, tạo nguồn lực để thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Chương trình yêu cầu thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 02/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 trong ngành Ngân hàng tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đáng chú ý, một trong những nhiệm vụ được Ngân hàng Nhà nước đưa ra để thực hiện quyết định này chính là việc đẩy mạnh hoạt động cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn trong ngành ngân hàng đồng thời, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank,” quyết định nếu rõ.

Agribank là một trong số các doanh nghiệp Nhà nước nằm trong danh sách cổ phần hóa mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong lộ trình đến năm 2020. Tuy nhiên, kế hoạch cổ phần hoá và bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng đã lỡ hẹn, mà nguyên nhân chủ yếu được cho là do gặp khó khăn trong việc định giá giá trị doanh nghiệp, nhất là về đất đai.

Agribank sở hữu quỹ đất rất lớn, với tổng diện tích lên tới 2,6 triệu m2, rải khắp từ các huyện xã, thành phố cho đến ngoài hải đảo. Quy mô này gắn với việc rà soát và sắp xếp lại gặp những vướng mắc mà Bộ Tài chính từng nhiều lần đề cập thời gian qua.

Hiện, Agribank đang là nhà băng dẫn đầu hệ thống với tổng tài sản đến cuối tháng 06/2021 đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng. Dù vậy, quy mô vốn điều lệ của ngân hàng lại ở mức khiêm tốn, chỉ hơn 30 nghìn tỷ đồng, thấp hơn cả một số ngân hàng thương mại tư nhân như: VPBank hay Techcombank. Điều này khiến ngân hàng khó đảm bảo chỉ số an toàn vốn, đồng thời làm hạn chế khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...