Agribank rao bán khoản nợ gần 350 tỷ đồng của Nông trường Sông Hậu

Mức giá khởi điểm cho khoản nợ của Nông trường Sông Hậu tại Agribank Chi nhánh TP Cần Thơ được Agribank đưa ra là 348,880 tỷ đồng.
Agribank rao bán khoản nợ gần 350 tỷ đồng của Nông trường Sông Hậu

Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC LTD) mới đây đã ra thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Nông trường Sông Hậu, TP Cần Thơ tại Agribank Chi nhánh TP Cần Thơ.

Theo đó, khoản nợ này phát sinh theo các hợp đồng cấp tín dụng từ các năm 2000 đến 2005 ký giữa Agribank Chi nhánh TP Cần Thơ và Nông trường Sông Hậu.

Cụ thể, giá trị ghi sổ khoản nợ của Nông trường Sông Hậu tại Agribank Chi nhánh TP Cần Thơ tạm tính đến ngày 30/3/2021 là 348,880 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 96,887 tỷ đồng; nợ lãi cho các khoản vay này lên tới 252 tỷ đồng, chưa kể số tiền lãi tiếp tục phát sinh từ ngày 30/3/2021 cho đến khi Nông trường Sông Hậu thanh toán hết nợ gốc tiền vay tại Agribank Chi nhánh TP Cần Thơ.

Agribank đưa ra mức giá khởi điểm cho khoản nợ này là 348,880 tỷ đồng. Giá khởi điểm đấu giá khoản nợ chưa gồm các loại thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng này cho biết, toàn bộ khoản nợ của Nông trường Sông Hậu được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức có sao bán vậy.

Nông trường Sông Hậu được thành lập tháng 4/1979. Đến năm 1992, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là TP Cần Thơ) quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Nông trường Sông Hậu với 100% vốn nhà nước. Đây cũng là nơi gắn bó với tên tuổi của bà Trần Ngọc Sương (bà Ba Sương), nguyên Giám đốc Nông trường.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ chuyển Nông trường Sông Hậu thành công ty TNHH 2 thành viên, tuy nhiên đến nay kế hoạch này vẫn chưa thực hiện xong.

Ngày 9/9/2020 UBND TP. Cần Thơ đã có Công văn số 2727/UBND-KT gửi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) xem xét có quyết định miễn lãi vay cho Nông trường Sông Hậu để đơn vị này tiếp tục hoàn thiện phương án tài chính, phương án sản xuất kinh doanh và phương án chuyển đổi Nông trường.

Theo đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ đã có công văn đồng ý miễn lãi vay cho Nông trường Sông Hậu với điều kiện Nông trường thực hiện trả toàn bộ số tiền nợ gốc cho Ngân hàng trước ngày 31/12/2020. 

Nông trường Sông Hậu từng được xem là mô hình điểm trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của cả nước, tuy nhiên sau đó Nông trường “lao dốc”,  lâm vào cảnh nợ nần, khó khăn chồng chất.

Xem thêm

Khoản phải thu “lạ mà quen” của Agribank?

Khoản phải thu “lạ mà quen” của Agribank?

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của Agribank cho biết, tính đến cuối năm khoản phải thu tham ô, xâm tiêu của cán bộ nhân viên tổ chức tín dụng ghi nhận tới hơn 518 tỷ đồng.
Nợ xấu của Agribank "đứng đầu" toàn ngành ngân hàng

Nợ xấu của Agribank "đứng đầu" toàn ngành ngân hàng

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Agribank ghi nhận 24.464 tỷ đồng nợ xấu, tăng hơn 39% so với đầu năm "đứng đầu" toàn ngành ngân hàng, vượt cả BIDV (22.769 tỷ đồng), Vietinbank (15.968 tỷ đồng) và Vietcombank (6.433 tỷ đồng).

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...