Đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Sáng 20/2, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lư
Đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là tuyến đường mà người dân miền Tây, Đồng bằng sông Cửu Long mong mỏi.

Theo Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường có chiều dài 51 km, rộng 17 m, đi qua tỉnh Tiền Giang, với tổng mức đầu tư 9.668,5 tỷ đồng theo hình thức BOT. Theo mục tiêu đề ra, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2020. Do gặp một số khó khăn, vướng mắc, dự án bị chậm tiến độ.

Sau khi lắng nghe ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của tuyến cao tốc này đối với sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đánh giá cao việc các bộ, địa phương, cơ quan liên quan đã vào cuộc, đề xuất các phương án xử lý tồn tại, vướng mắc đối với dự án.

"Thủ tướng yêu cầu, cần quan tâm đặc biệt trong chỉ đạo đối với dự án để hoàn thành đúng tiến độ, phấn đấu đến năm 2020 thông xe tuyến đường cao tốc này.

Cần triển khai dự án nhanh chóng, kịp thời, chất lượng, đồng thời bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chống tham nhũng, tiêu cực.

Cho rằng cần tính toán lại phương án tài chính, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần xã hội hóa nguồn lực mạnh mẽ; tích cực giải quyết các tồn tại cũ theo đúng pháp luật và nhất trí việc chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông vận tải về UBND tỉnh Tiền Giang.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.