Đề nghị dừng điện hạt nhân Ninh Thuận vì kém cạnh tranh

Lãnh đạo EVN lý giải, việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác về mặt kinh tế.
Đề nghị dừng điện hạt nhân Ninh Thuận vì kém cạnh tranh

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội chiều 9/11, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện nay nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí có giá thành thấp hơn trước đây, nên việc đầu tư điện hạt nhân không cạnh tranh được về mặt kinh tế.

Về thông tin Quốc hội sẽ xem xét dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, ông Thành cho hay, Chính phủ đã duyệt quy hoạch sơ đồ điện 7, trong điều chỉnh quy hoạch này không có nhà máy điện hạt nhân đến 2030. Bên cạnh đó, việc cung ứng điện từ nay đến 2030, Thủ tướng đã đưa ra nhiều nguồn khác nhau.

Theo ông Thành, lý do chính về việc dừng dự án điện hạt nhân là hiệu quả đầu tư và nhu cầu chưa phải là cấp thiết so với như dự báo trước đây.

Cụ thể, theo tính toán mới, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng điện năng khoảng 11%, 2021-2030 từ 7-8%, thấp hơn nhiều bối cảnh năm 2009 khi Chính phủ trình Quốc hội dự án điện hạt nhân.

Chủ tịch EVN cho hay, thời điểm trình nhà máy điện hạt nhân tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên nhu cầu tăng trưởng điện là từ 17-20%, Chính phủ lấy phương án 22% là phương án điều hành để đảm bảo đủ điện.

Nguồn năng lượng trong nước không đáp ứng được, than dầu khí thuỷ điện, hơn nữa nguồn năng lượng sơ cấp nhập khẩu tại thời điểm đó giá điện cao nên điện hạt nhân là phương án cạnh tranh.

Theo chương trình kỳ họp vừa được điều chỉnh, Quốc hội sẽ họp riêng để xem xét việc dừng thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. 

Cụ thể, chiều 10/11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình dự thảo nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trình bày. Ngày 11/11, Quốc hội thảo luận ở tổ dự thảo nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án này.

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...

VACOD-HBA chuẩn bị tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

VACOD-HBA chuẩn bị tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hai hiệp hội có thể sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương tổ chức một hội nghị toàn quốc vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2025. Nhằm vừa đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân thông qua đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…