Đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình và 20 đồng phạm

Theo kết luận điều tra, ông Trần Phương Bình được xác định là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongABank, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 3.405 tỉ đồng.
Đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình và 20 đồng phạm

Ngày 4/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á) cùng 20 đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank).

Theo đó, ông Bình và bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DongABank) bị đề nghị truy tố hai tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong 19 bị can còn lại có nguyên Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Ngọc Vân và các nguyên giám đốc sở giao dịch của DongABank bị đề nghị truy tố tội cố ý làm trái quy định của nhà nước...

Theo kết luận của cơ quan điều tra, nhóm cổ đông do ông Trần Phương Bình làm đại diện nắm giữ 10,25% vốn điều lệ của DAB và nhóm cổ đông là người thân của ông Bình nắm giữ 7,7% vốn điều lệ.

Ông Trần Phương Bình đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongABank, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 3.405 tỉ đồng, bao gồm 1.160 tỉ đồng trong việc ông Bình mua hơn 74.000 cổ phần DongABank; 437 tỉ đồng và 650 lượng vàng chi lãi ngoài; hơn 24 triệu USD và hơn 15.000 lượng vàng trong việc kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng tài khoản trái phép...

Cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.

Đáng lưu ý, ông Bình dùng gần 65 tỉ đồng để tất toán cho khoản vay của Nguyễn Hồng Ánh, nguyên cán bộ điều tra Công an TPHCM - cũng bị đề nghị truy tố trong vụ án này.

Ông Ánh bị cáo buộc đã vay 2.000 lượng vàng rồi làm tất toán khống 1.900 lượng vàng, gây thiệt hại cho DongABank số tiền hơn 53 tỉ đồng.

Kết luận điều tra cho biết trong quá trình điều tra ông Ánh không hợp tác làm việc, khai báo không thành khẩn nên đề nghị xử lý nghiêm trong quá trình điều tra truy tố xét xử.

Trong tổng số 21 bị can bị đề nghị truy tố, có 8 bị can đang được tại ngoại, 13 bị can bị tạm giam. 

Ngay sau thông tin nguyên TGĐ và 20 đồng phạm bị truy tố , DongABank đã phát đi thông cáo nêu rõ việc truy tố các nguyên lãnh đạo không phải phát sinh mới, mà đây chỉ là thủ tục truy tố theo trình tự tố tụng trong vụ án đã khởi tố từ cuối năm 2016.

Ban lãnh đạo ngân hàng khẳng định những thông tin này không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của DongA Bank ở hiện tại cũng như trong tương lai. Mọi hoạt động kinh doanh tại ngân hàng vẫn đang diễn ra bình thường và quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn được đảm bảo.

 >> Sabeco thua lỗ tại Vinashin và DongABank từ thời còn là doanh nghiệp Nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...