Đề xuất Bộ trưởng Công an được quyết định giá và số lượng biển số ô tô đấu giá

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 73/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số ô tô, Bộ trưởng Công an sẽ duyệt kế hoạch tổ chức đấu giá cho từng phiên đấu giá, trong đó quyết định số lượng biển số xe ô tô đưa ra đấu giá tại mỗi phiên...
biển số ô tô

Bộ Tư pháp đang tổ chức thẩm định Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 73/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số ô tô. Dự kiến, Nghị định này sẽ được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Theo dự thảo Nghị định này, biển số ô tô đấu giá bao gồm biển số xe ô tô của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ký hiệu seri từ A tới Z, nền màu trắng, chữ và số màu đen chưa được đăng ký, dự kiến cấp mới và đang trong hệ thống đăng ký, quản lý xe của Bộ Công an.

Do đó, Bộ Công an sẽ là đơn vị lên kế hoạch tổ chức đấu giá cho từng phiên đấu giá, bao gồm số lượng biển số xe ô tô đưa ra đấu giá tại mỗi phiên. Trong trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hết biển số xe ô tô để đăng ký trước kỳ đấu giá tiếp theo, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông sẽ quyết định thay thế.

Bộ trưởng Công an cũng là người sẽ phê duyệt kế hoạch tổ chức đấu giá, bao gồm các nội dung chính như: danh sách biển số xe ô tô đưa ra đấu giá; giá khởi điểm, bước giá và tiền đặt trước; hình thức và phương thức tổ chức đấu giá; thời gian đấu giá; xử lý tình huống đấu giá (nếu có)…

Tuy nhiên, Bộ Công an không trực tiếp tổ chức đấu giá mà thông qua một tổ chức đấu giá tài sản. Bộ Công an sẽ chuyển danh sách biển số xe ô tô đưa ra đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản và thông báo công khai danh sách.

Kế hoạch này sẽ được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày phê duyệt.

Sau khi kết thúc phiên đấu giá, người trúng đấu giá phải thanh toán đầy đủ số tiền trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán tiền mặt tại trụ sở đấu giá. Nếu không, kết quả đấu giá sẽ bị hủy bỏ, người trúng đấu giá sẽ chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi nhận được thanh toán đầy đủ từ người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản sẽ thông báo cho Bộ Công an về kết quả đấu giá và tiến hành cấp biển số xe ô tô cho người trúng đấu giá.

Dự thảo đề xuất, Bộ Công an mở một tài khoản chuyên thu tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thu tiền trúng đấu giá. Tiền lãi phát sinh (nếu có) trên số dư tài khoản chuyên thu của Bộ Công an nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Dự thảo cũng quy định, trong 12 tháng kể từ ngày cấp văn bản xác nhận biển số trúng đấu giá, hoặc văn bản gia hạn thời gian đăng ký trong trường hợp, sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan, người trúng đấu giá chết nhưng biển số trúng đấu giá chưa đăng ký gắn với xe thì người thừa kế được hoàn trả số tiền trúng đấu giá đã nộp. Số tiền này sẽ trừ đi các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, và không được tính lãi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 10/5, Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn không khỏi tự hào về việc hầu hết các đề xuất, kiến nghị của HBA gửi lên Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo đột phá phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được đưa vào nghị quyết 68 mang tính đột phá của Bộ Chính trị…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...