Theo đó, Bộ GTGT đề nghị Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 trả nợ nước ngoài cho dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng theo chủ trương cho phép chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với giá trị là hơn 7.036,6 tỷ đồng.
Số tiền dùng để hoàn trả vốn gốc khoản vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc là hơn 4.699,6 tỷ đồng và hoàn trả vốn gốc khoản vay Ngân hàng Tái thiết Đức là 2.337 tỷ đồng.
Giá trị nêu trên được tính toán theo tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết 63/2022/QH15 và sẽ được chuẩn xác tại thời điểm hoạch toán chi phí vốn đầu tư đã thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục đề xuất kế hoạch trung hạn cho dự án trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công (hiện dự án này mới có trong danh mục dự án trong nước trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công).
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng, dài 105,5 km, do Tổng công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng và Đầu tư tài chính (Vidifi) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Ngoài hai cổ đông thiểu số là Vietcombank và Vinaconex, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là cổ đông chính, đồng thời là nhà tài trợ vốn chủ yếu cho dự án này.
Theo báo cáo của Vidifi, trong 6 tháng đầu năm 2022, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thu hơn 536 tỷ đồng. năm 2021 của các trạm thu phí trên tuyến cao tốc cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đạt hơn 1.200 tỷ đồng.