Đề xuất “nắn” đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi theo vành đai 3 TP.HCM

Việc nắn tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi theo vành đai 3 TP.HCM sẽ tránh được nơi đông dân, tận dụng được lợi thế giải phóng mặt bằng sẵn của vành đai 3 TP.HCM...

Sáng 12/4, Viện nghiên cứu vùng và đô thị (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TPHCM) tổ chức Hội thảo "Ý tưởng điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ (đoạn trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương)".

Theo quy hoạch, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ từ ga An Bình (tỉnh Bình Dương) được phê duyệt năm 2013 sẽ đi song song với vành đai 2 đến ga Tân Kiên rồi vào địa phận Long An.

Tuy nhiên, sau nhiều năm chưa triển khai, dọc tuyến Vành đai 2 hiện nay đã có hàng loạt đô thị cũ rất đông dân như TP Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh...

Do đó, nếu tiếp tục triển khai theo kế hoạch này, các lại chi phí sẽ tăng lên nhất nhiều, kèm theo đó là những khó khăn trong giải phóng mặt bằng...

Ước tính, giá đền bù giải phóng mặt bằng dọc tuyến Vành đai 2 hiện đã tăng 2,5 - 3 lần so với giá đền bù trên Vành đai 3. Điều này khiến chi phí tăng cao, dù làm theo phương thức PPP cũng rất khó.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu vùng và đô thị cho rằng nên kết hợp gần như hoàn toàn đường sắt TP.HCM - Cần Thơ vào một phần bên trái của vành đai 3 TP.HCM để mở tuyến đường sắt vành đai vòng cung.

Đề xuất nắn đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi theo vành đai 3 TP.HCM

Như vậy hướng tuyến đề xuất sẽ từ ga An Bình đi theo hành lang đã quy hoạch về phía Bắc đến ga Dĩ An, ga Bình Chuẩn, sau đó rẽ trái và đi theo vành đai 3 TP.HCM về phía Nam. Đến vị trí cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến sẽ đi tiếp xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Theo phương án chọn, các ga được dự kiến gồm: ga An Bình, ga Dĩ An, ga Bình Chuẩn, trạm khách Bình Mỹ, ga Tân Thới Nhì, trạm khách Phạm Văn Hai và ga Tân Nhựt.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình - chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu vùng và đô thị (nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), với hướng tuyến mới này sẽ mở ra tuyến đường sắt vòng cung, kết nối các cảng biển, tương lai có thể nối tuyến với Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, giải quyết luôn được bàu toán không có đường sắt kết nối cảng biển của TP.HCM.

Bên cạnh đó, với hướng tuyến mới này cũng sẽ tận dụng được mặt bằng đã giải phóng sẵn từ đường vành đai 3 TP.HCM, nên thời gian thi công nhanh, giảm chi phí đầu tư, ít di dời dân. Khu vực tuyến đường sắt đi qua phần lớn là đất nông nghiệp nên sẽ giúp đô thị hóa một cách chủ động theo hình thức TOD xung quanh nhà ga.

Tuy nhiên, việc chuyển tuyến đường sắt ra xa trung tâm sẽ dẫn đến cơ cấu vận chuyển cũng thay đổi, lượng hàng hóa vận chuyển sẽ nhiều hơn số lượng hành khách được phục vụ, do tuyến Vành đai 2 chủ yếu vận chuyển hành khách còn tuyến Vành đai 3 phần lớn vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh này còn liên quan đến quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quy hoạch từng địa phương...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm