Đề xuất thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo tiền khả thi dự án PPP Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần thiết phải thuê tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả đầu tư dự án PPP Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án PPP Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có báo có gửi Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP (đối tác công - tư) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo đề xuất, Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư là Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: Giao thông vận tải, Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an; Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, dự án thành phần 3 có tổng mức đầu tư lớn lên tới 56.520 tỷ đồng, chạy qua 3 tỉnh, thành phố, sử dụng nguồn ngân sách lên tới hơn 24.000 tỷ đồng nên cần phải được đánh giá kỹ lưỡng về quy mô, hướng tuyến, phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư... 

Trong khi đó, các thành viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thẩm định theo hình thức kiêm nhiệm, không có đủ thời gian và điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ của dự án phục vụ cho công tác thẩm định.

Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần thiết phải thuê tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả đầu tư.

Trước đó, vào ngày 16/1/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án PPP thành phần 3 - xây dựng đường cao tốc Vành đai 4 để làm cơ sở triển khai tiếp theo.

vành đai 4 vùng thủ đô
Quy hoạch dự án

Được biết, Dự án thành phần 3 có mục tiêu đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Quy mô dự kiến đầu tư khoảng 112,8km, quy mô 4 làn xe với bề rộng mặt cắt ngang là 17m (bề rộng cầu 17,5m) bao gồm 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng cùng với các lối ra vào đường cao tốc bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả.

Sơ bộ tổng mức đầu tư 56.536 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 18.313 tỷ đồng; ngân sách địa phương 8.776 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư thu xếp 29.447 tỷ đồng.

Diện tích đất cần giải phóng mặt bằng rất lớn, hơn 1.300 ha. Trong đó, Hà Nội khoảng 740 ha, Bắc Ninh cần thu hồi 320 ha, Hưng Yên cần thu hồi khoảng 270 ha.

Hồi tháng 10/2022, lãnh đạo 3 địa phương đã họp và thống nhất sẽ bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp được hoàn thành trước ngày 30/6/2023 để phục vụ khởi công và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023 để thi công công trình. Ba địa phương thống nhất phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến đường từ năm 2027.

Xem thêm

Bàn giao 70% diện tích làm đường Vành đai 4 Thủ đô trước 30/6/2023

Bàn giao 70% diện tích làm đường Vành đai 4 Thủ đô trước 30/6/2023

Lãnh đạo 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên thống nhất sẽ thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư để bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp được hoàn thành trước ngày 30/6/2023, và đến 31/12/2023 sẽ cơ bản bàn giao mặt bằng.
Đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án đường Vành đai 4 Hà Nội

Đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án đường Vành đai 4 Hà Nội

Trong công văn mới đây, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho các quận, huyện, đơn vị liên quan triển khai giải phóng mặt bằng cho Dự án đường Vành đai 4, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30/6/2023.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...