Đến cuối năm 2020, sẽ giải quyết dứt điểm 5 "đại án kinh tế"

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/6, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an cho biết, 5 đại án kinh tế, chủ trương của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo Bộ Công an làm dứt điểm từ nay đến cuối năm.
Đến cuối năm 2020, sẽ giải quyết dứt điểm 5 "đại án kinh tế"

5 đại dự án kinh tế gồm: Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi; Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri); Vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); Vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" của Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Trả lời về vấn đề này, ông Xô cho biết, Bộ Công an là cơ quan có trách nhiệm xác minh, làm rõ. Cơ quan này sẽ thực hiện đúng tinh thần mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa ra.

Thông tin thêm về vụ việc công ty Tenma Nhật Bản nghi hối lộ công chức, cán bộ thuế, hải quan Bắc Ninh, thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết cả Bộ Tài chính và Công an đều chỉ đạo kiên quyết làm sớm.

"Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an Bắc Ninh xác minh thông tin, làm việc với công ty Tenma để xem xét tài liệu. Mặt khác liên hệ với đối tác Nhật Bản đề nghị họ cung cấp thông tin", ông nói.

Trước đó, ngày 26/5, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ đạo.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đặt mục tiêu đến hết năm 2020 kết thúc điều tra 13 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 17 vụ án; xét xử sơ thẩm 21 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 18 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Trong đó, tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ án lớn.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...