ĐHĐCĐ PGBank: Cổ đông mất kiên nhẫn và những hệ lụy từ chuyện sáp nhập vào Vietinbank

Tâm điểm nóng của đại hội cổ đông năm 2017 là xoay quanh thương vụ sáp nhập PGBank- VietinBank bị trì trệ kéo dài, khiến cổ đông dần mất kiên nhẫn.
ĐHĐCĐ PGBank: Cổ đông mất kiên nhẫn và những hệ lụy từ chuyện sáp nhập vào Vietinbank

Chiều ngày 21/04, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017, thông qua các chỉ tiêu kinh doanh với lãi trước thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2016. 

Vẫn loay hoay với việc sáp nhập vào VietinBank, vướng mắc ở tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu

Nhìn lại năm 2016, PGBank ghi nhận tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 21 ngàn tỷ đồng, tương đương 88% kế hoạch đề ra. Trong đó, huy động khách hàng đạt 18,297 tỷ đồng, tương đương 89% chỉ tiêu và tăng 8.5% so với năm 2015.

Kết thúc năm 2016, PGBank lãi trước thuế 153 tỷ đồng, tương đương 55% chỉ tiêu. Nợ xấu ở mức 2.47%, cách rất xa con số đề ra là 0.91%. Tổng tài sản tính đến cuối năm đạt 24,824 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo cho biết, việc không hoàn thành các chỉ tiêu năm 2016, nguyên nhân chính là do tiến trình sáp nhập với Ngân hàng TMCP Công thương VN - VietinBank (mã: CTG) bị kéo dài lên tới 3 năm. Ông Nguyễn Quang Định – Tổng Giám đốc cho hay, PGBank gặp những hạn chế do việc sáp nhập như: ngân hàng phải giữ nguyên quy mô, không đầu tư công nghệ thông tin, xử lý nợ xấu gặp vướng mắc… Mặt khác, phần dự phòng rủi ro rất lớn, sau này nếu được hoàn nhập sẽ cộng vào lợi nhuận. Cũng vì thế mà thù lao của Ban lãnh đạo PGBank thấp hơn mức chung của thị trường.

Ý kiến của cổ đông tại đại hội cho rằng, ban lãnh đạo cần đẩy nhanh việc sáp nhập hoặc nếu không thì dừng lại, giải quyết dứt khoát với VietinBank và Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) tránh để tình trạng dai dẳng như hiện tại, không thể cứ chờ đợi mãi, phải có phương án khác trong trường hợp không thể sáp nhập.

Ông Bùi Ngọc Bảo- Chủ tịch HĐQT của PGBank cho biết, việc sáp nhập với VietinBank bị kéo dài do ban làm dự án có sự thay đổi, tuy nhiên vướng mắc chính nằm ở tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu. Cả lãnh đạo PGBank và VietinBank vẫn chưa có ý kiến đồng thuận về vấn đề này trước khi trình lên. Việc sáp nhập cần đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đồng, nếu nhận thấy có những ảnh hưởng thì cần phải có giải pháp khác. Việc có tiến hành sáp nhập hay không sẽ có câu trả lời trong quý 2/2017, nếu tiến hành cơ cấu lại sẽ thông báo cho cổ đông.

Ông Bảo cũng cho biết thêm, mục tiêu chính từ năm 2015 của PGBank là tái cơ cấu, không phải là mục tiêu sáp nhập. PGBank định hướng bán nợ cho VAMC và tích cực xử lý nợ xấu. Trong thời gian 3 năm qua, kết quả hoạt động của Ngân hàng đã có những chuyển biến tốt.

Theo báo cáo, dư nợ toàn ngân hàng PGBank tính đến cuối năm 2016 ở mức 17,543 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2015; cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt hơn 11 ngàn tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, cho vay bán lẻ đạt 6,484 tỷ đồng.

Có thể trả cổ tức bằng hình thức mua lại cổ phiếu quỹ với tỷ lệ 9%

Tại đại hội, cổ đông đã có ý kiến về việc cổ phiếu PGBank khó giao dịch trên thị trường, chính việc sáp nhập kéo dài làm ảnh hưởng đến uy tín của PGBank trên thị trường.

Chia sẻ với cổ đông ông Bảo cho biết, năm vừa qua thị giá cổ phiếu của PGBank cũng tăng như nhiều cổ phiếu ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 9%, tuy nhiên khó có thể chia bằng tiền mặt nên PGBank đã đề xuất mua lại cổ phiếu quỹ tương ứng với tỷ lệ 9%. Việc thực hiện ra sao thì còn phụ thuộc vào tính toán và xin ý kiến NHNN. PGBank không có ý định tăng vốn bằng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9%.

Kế hoạch 2017 phụ thuộc nhiều vào việc xử lý thu hồi nợ

PGBank dự kiến tổng tài sản đến cuối năm 2017 sẽ đạt 28,982 tỷ đồng, tăng 17% so với 2016. Tổng huy động dự kiến đạt 25,035 tỷ đồng, tăng trưởng 19%.

PGBank đặt mục tiêu tổng dư nợ sẽ đạt 19,155 tỷ đồng, tăng 9 % so với năm 2016. Nợ xấu ở mức hơn 2%.

Năm 2017, PGBank đặt chỉ tiêu có lãi trước thuế 150 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2016. Ngân hàng cũng cho biết, kết quả kinh doanh của PGBank 2017 phụ thuộc nhiều vào việc xử lý và thu hồi nợ. Dư nợ bán cho VAMC lớn nên trích lập dự phòng năm 2017 khoảng 326 tỷ đồng, trong đó chi phí dự phòng nợ bán cho VAMC là 276 tỷ đồng, chi phí dự phòng cụ thể là 26 tỷ đồng và chi phí dự phòng chung là 12 tỷ đồng, dự phòng đầu tư tài chính hơn 1 tỷ đồng.

Tại đại hội, HĐQT cũng đã thông qua tờ trình về việc ủy quyền cho HĐQT thực hiện góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của Ngân hàng, ủy quyền cho HĐQT đầu tư mua bán tài sản của PGBank có giá trị từ 20% vốn điều lệ trở lên và một số vấn đề khác./.

Theo Vietstock 

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...